Bệnh khí hư bạch đới là gì? Làm sao điều trị?

Bệnh khí hư bạch đới là gì? Làm sao điều trị? Bệnh khí hư bạch đới là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống vợ chồng và nghiêm trọng hơn là làm suy giảm chức năng sinh sản.

Bệnh khí hư bạch đới là gì?

Thông thường, âm đạo phụ nữ sẽ tiết ra chất dịch có dạng dai trong, có màu trắng hơi đục và không có mùi. Đảm nhận nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ quan sinh dục khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, là chất gel bôi trơn giúp giảm ma sát khi quan hệ tình dục, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng. Tuy nhiên, khi vệ sinh vùng kín kém và không đúng cách, thụt rửa âm đạo thường xuyên, tâm lý căng thẳng kéo dài,… thì dịch tiết âm đạo thay đổi về số lượng và màu sắc, đi kèm với một số bất thường khác.

Bệnh khí hư bạch đới là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ
Bệnh khí hư bạch đới là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ

Theo Y học cổ truyền, “đới hạ” là cụm từ dùng để chỉ một thể dịch nhớt chảy ra từ âm đạo của phụ nữ liên miên không dứt, còn gọi là “bạch đới” mà Y học hiện đại gọi là khí hư hay bệnh huyết trắng –  một căn bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ. Ngoài biểu hiện chung là khí hư ra nhiều, màu trắng, loãng hoặc đặc thì nếu mắc bệnh nặng người bệnh còn thấy cơ thể mệt mỏi, gầy sút, kém ăn, xanh xao, đại tiện lỏng, lưng đau gối mỏi và suy kiệt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hướng dẫn cách điều trị bệnh khí hư bạch đới

Theo Y học cổ truyền, để chữa trị bệnh khí hư bạch đới (đới hạ) phải tùy chứng mà trị. Phương pháp thường áp dụng là: tả nhiệt, bổ hư, ôn hàn, táo thấp và hóa đàm. Có thể dùng một số bài thuốc và món ăn sau để điều trị:

Chữa bệnh khí hư bạch đới bằng bài thuốc Đông y

1/ Khí hư bạch đới do can khí uất kết:

  • Triệu chứng: Khí hư dai dẳng đau tức bụng sườn, người gầy, ăn ngủ kém, nước tiểu lượng ít và có màu đỏ.
  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Bạch đồng nữ thái mỏng sao vàng 20g; đan bì 10g; chi tử 10g; hương nhu (chế) 12g; kê huyết đằng 20g; ích mẫu 16g; hà thủ ô (chế) 16g; cây chó đẻ răng cưa 20g.
  • Cách làm thuốc: Đổ nước 1,5 lít đem sắc kĩ rồi lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Cây bạch đồng nữ trị bệnh khí hư bạch đới hữu hiệu
Cây bạch đồng nữ trị bệnh khí hư bạch đới hữu hiệu

2/ Khí hư bạch đới do thận dương suy tổn:

  • Triệu chứng: Đau lưng mỏi gối, cơ thể mệt mỏi, khí hư ra kéo dài, da xanh xao, hai chân lạnh và đi tiểu ít.
  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g; ngải diệp khô 16g; hà thủ ô chế 16g; đỗ trọng 12g; nam tục đoạn 16g; cẩu tích 10g; quế 10g; trần bì 10g; chích thảo 10g.
  • Cách làm thuốc: Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, đổ thêm 1,5 lít nước rồi sắc lọc bỏ bã lấy 350ml. Chia nước thuốc uống 2 lần trong ngày.

3/ Khí hư bạch đới do tỳ vị hư hàn:

  • Triệu chứng: Khí hư ra nhiều, có nhiều chất nhầy, ăn uống kém, đại tiện lỏng và chân tay lạnh.
  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Nga truật 10g; bạch truật 12g; biển đậu 12g; rễ cỏ xước (sao rượu) 16g; ngũ gia bì 16g; rễ bạch đồng nữ (sao vàng) 20g; ngải diệp 20g; chích thảo 10g; quế 8g.
  • Cách làm thuốc: Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, cho thêm 1,5 lít đem sắc lọc bỏ bã lấy 350ml rồi chia 2 lần uống trong ngày tương tự như bài thuốc trên.
Ngải diệp - vị thảo dược chữa bệnh khí hư bạch đới hiệu quả
Ngải diệp – vị thảo dược chữa bệnh khí hư bạch đới hiệu quả

4 món ăn trị bệnh khí hư bạch đới

1/ Món cháo cật lợn hoàng kỳ:

  • Nguyên liệu: Cật lợn 2 quả; bạch thược 15g; đảng sâm 10g; ý dĩ 20g; gạo thơm 20g; ngũ vị hương, gừng, hành lá, muối tiêu.
  • Cách chế biến: Cắt đôi cật lợn bỏ màng hôi rồi thái miếng nhỏ vừa ăn; lấy cọng hành trắng giã nhuyễn, cho thêm ngũ vị hương, muối và tiêu trộn với cật lợn cắt nhỏ, ướp cho ngấm gia vị; đảng sâm rửa sạch; bạch thược cắt miếng mỏng. Sau đó cho gạo và ý dĩ vào nồi nấu thành cháo, sau đó thả cật lợn đã ướp vào nấu chung. Dùng vào bữa sáng hoặc tối mỗi ngày, sau một thời gian bệnh sẽ khỏi hẳn.
Món cháo cật lợn hoàng kì trị khí hư bạch đới
Món cháo cật lợn hoàng kì trị khí hư bạch đới

2/ Món tủy bò chưng hoài sơn:

  • Nguyên liệu: Tủy bò 200g; nhãn nhục 40g; hoài sơn 40g; muối, tiêu mỗi thứ một ít.
  • Cách chế biến: Cho tủy bò vào nồi rồi cho nhãn nhục, hoài sơn rải đều lên trên. Sau đó cho một ít muối vào cùng với một ít nước ngang mặt tủy bò, đậy nắp vung lại và đem chưng cách thủy khoảng 1 tiếng rưỡi. Kế tiếp nêm vừa miệng rồi chưng tiếp khoảng 10 phút và cho hoài sơn mềm, nở là được. Trước khi ăn rắc tiêu cho thơm.

3/ Món canh thịt lợn khiếm thực:

  • Nguyên liệu: Thịt lợn nạc 100g; hạt sen 60g; khiếm thực 40g; nước mắm, dầu ăn, hành tiêu, mùi mỗi thứ một ít.
  • Cách chế biến: Hạt sen đem ngâm trong nước cho mềm rồi luộc qua một nước để ráo; thịt lợn cắt miếng mỏng vừa ăn. Sau đó ướp thịt với hành giã nhuyễn và cho nước mắm, hạt tiêu vào trộn đều. Đặt nồi lên bếp cho nóng rồi đổ dầu vào, khi dầu sôi thả cọng hành cắt khúc vào phi cho thơm. Tiếp đó, bạn cho thịt đã ướp vào xào qua, rồi bỏ khiếm thực cùng nước vào nồi với lượng vừa đủ để nấu canh. Khi nước sôi thì nêm gia vị vừa ăn, bỏ hành, rau mùi và rắc tiêu lên rồi ăn, dùng trong liên tục 7 ngày.
Đừng bỏ qua món canh lợn khiếm thực nếu muốn khắc phục nhanh triệu chứng bệnh khí hư bạch đới
Đừng bỏ qua món canh lợn khiếm thực nếu muốn khắc phục nhanh triệu chứng bệnh khí hư bạch đới

4/ Món cá chép chưng bạch thược:

  • Nguyên liệu: Cá chép 500g; bạch thược 15g; đảng sâm 10g; phục linh 10g; gừng 6g và muối.
  • Cách chế biến: Bạch thược, đảng sâm, phục linh rửa sạch, bỏ tất cả vào siêu sắc thuốc đem nấu cùng với 4 bát nước, sắc còn 2 bát; Cá chép làm sạch vảy rồi bỏ mang và ruột, rửa sạch, để ráo; Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi nhuyễn. Sau đó cho 2 bát nước thuốc cùng với cá chép, gừng và muối vào nồi và đem chưng cách thủy bằng lửa nhỏ đến khi cá chín. Dùng trong bữa ăn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh mặc đồ lót bó sát và có chất liệu nilon kém thấm hút,… để có kết quả điều trị tốt nhất.

Bình luận

Bệnh khí hư bạch đới là gì? Làm sao điều trị?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn