Bị ra huyết trắng có lẫn máu là bệnh gì?

Ra huyết trắng lẫn máu là tình trạng phổ biến và không cần quá lo lắng. Song một số trường hợp nếu đi kèm với các bất thường khác thì đó là dấu hiệu bệnh phụ khoa. Vậy bị ra huyết trắng có lẫn máu là bệnh gì?

Ra huyết trắng có lẫn máu - Nguyên nhân do đâu?
Huyết trắng lẫn máu – Nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng ra huyết trắng có máu có thể là dấu hiệu sinh lý hoặc bệnh lý. Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu huyết trắng kèm theo máu do:

  • Kinh nguyệt không đều: Dưới tác động của chế độ ăn uống không hợp lý, tập thể dục quá nhiều, tăng hoặc giảm cân đột ngột,… thì dễ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn bình thường. Do đó sẽ nhận thấy huyết trắng có lẫn máu khi sắp đến ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì lại là điều cần quan tâm kịp thời.
  • Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Sau thời điểm uống thuốc tránh thai khẩn cấp vài ngày, chị em có thể thấy huyết trắng tiết ra kèm theo ít máu – đây là tác dụng phụ của thuốc gây ra.
  • Do đặt vòng tránh thai: Việc đặt vòng tránh thai ở nhiều nữ giới cũng gây ra hiện tượng ra huyết trắng có máu tươi.

Ngoài 3 trường hợp trên, nếu huyết trắng ra nhiều có lẫn máu cùng với những dấu hiệu bất thường khác thì chị em nên nghĩ nhiều hơn đến các bệnh phụ khoa:

✤ Bạn nên xem thêm:

Ra huyết trắng có lẫn máu, sợi máu coi chừng mắc các bệnh phụ khoa

1/ Huyết trắng có lẫn máu là bệnh viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo biểu hiện bằng các triệu chứng điển hình như huyết trắng tiết ra nhiều, có màu trắng đục, lợn cợn đóng mảng hoặc loãng, có bọt và có màu vàng xanh; có mùi hôi khó chịu; ngứa ngáy vùng kín. Nếu bệnh nặng hơn sẽ có thể thấy huyết trắng tiết ra kèm theo mủ hoặc một chút máu.

Viêm âm đạo gây ra tình trạng huyết trắng lẫn máu
Viêm âm đạo gây ra tình trạng huyết trắng lẫn máu

❤ Chia sẻ cho bạn: 3 bài thuốc chữa bệnh viêm âm đạo theo dân gian

2/ Bệnh lạc nội mạc tử cung cũng khiến huyết trắng lẫn máu

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến, xảy ra khi có sự di chuyển lạc chỗ của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Có thể là đi vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung hoặc ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng, thành ruột thậm chí là thận hay phổi,… gây ra chảy máu giống như kinh nguyệt và gây đau đớn. Kèm theo hiện tượng huyết trắng lẫn máu bất thường thì còn thấy đau bụng kinh dữ dội, người mệt mỏi, hay đau bụng dưới, rong kinh,…

3/ Đừng bỏ qua bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi buồng trứng đang trong thời kỳ hoạt động mạnh mẽ dễ bị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Khi mắc bệnh này chị em sẽ thấy huyết trắng ra nhiều khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, chúng có thể đặc màu trắng hoặc loãng có bọt, có mùi hôi,… tương tự như triệu chứng bệnh viêm âm đạo. Khi viêm lộ tuyến ở cấp độ nặng sẽ gây ra hiện tượng huyết trắng kèm máu hoặc chảy máu khi “giao hợp”.

Huyết trắng ra nhiều, đôi khi ra máu khi giao hợp là triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Huyết trắng ra nhiều, đôi khi ra máu khi giao hợp là triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

❤Gợi ý cho bạn: Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung đơn giản mà hiệu quả

4/ Bệnh polyp tử cung cũng có thể là “thủ phạm”

Khi huyết trắng có lẫn máu thì đừng bỏ qua bởi chúng cũng có thể là biểu hiện bệnh polyp cổ tử cung nếu chúng kèm theo dấu hiệu dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu vàng, có mùi hôi và thường xuyên chảy máu khi “yêu”.

5/ “Kẻ tình nghi” có thể là bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường là bệnh phụ khoa nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng mà phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, sinh con nhiều khi còn trẻ, quan hệ tình dục không an toàn hoặc điều trị các bệnh phụ khoa không kịp thời là những đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất.

Người mắc bệnh sẽ thấy huyết trắng có màu vàng xanh, có mùi hôi nặng, kinh nguyệt không đều, đau vùng chậu và đau lưng,…

Có thể huyết trắng có lẫn máu là bệnh phụ khoa nếu chúng xuất hiện với tần suất thường xuyên, nhưng để chắc chắn là bệnh gì và chữa trị như thế nào thì khó có thể khẳng định chính xác được. Do đó, nếu gặp phải hiện tượng này và những bất thường đã kể đến ở trên chị em không nên ngần ngại mà đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời, đúng cách tránh các mối nguy hại đến sức khỏe và chức năng sinh sản.

Bình luận

Bị ra huyết trắng có lẫn máu là bệnh gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn