Kinh nghiệm khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò cho chị em phụ nữ

Thân chào chị em gần xa!

Hôm nay em chia sẻ bài viết của mình với chị em gần xa. Hi vọng giúp được một vài thông tin, kinh nghiệm cho các chị em chuẩn bị khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò trước khi có ý định sinh bé.

Qua Tết này là em 26. Em đã lấy chồng được hơn 1 năm.  Dạo này 2 bên nội ngoại cũng nôn có cháu nên tụi em quyết định sinh cháu. Dưới đây là những kinh nghiệm khi em đi siêu âm đầu dò.

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò đơn giản và nhanh chóng, không cần quá lo
Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò đơn giản và nhanh chóng, không cần quá lo

Đừng quá lo lắng khi khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò

Ưu tiên hàng đầu của em khi khám là phòng khám sạch sẽ. Bên cạnh đó trang thiết bị hiện đại thì cũng cảm thấy yên tâm hơn. Em nghĩ chị em cũng nên chọn như vậy. Phòng khám sạch sẽ cũng đỡ sợ hơn một phần. Lúc em đi khám bác sĩ cũng niềm nở, điều dưỡng cũng hướng dẫn làm thủ tục tận tình.

Hôm em đi khám tổng thể hôm đó thì bao gồm thử máu, thử nước tiểu, siêu âm,… Em thấy mọi người nên đi vào những ngày trong tuần sẽ đỡ đông, đỡ chờ đợi và bác sĩ cũng thoải mái hơn khi họ khám cho mình.

Bước đầu tiên là làm thủ tục, sau đó điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân nộp phí khám. Khi khám thường là bác sỹ nữ. Tiếp em hôm đó là một bác sĩ nữ khoảng 40 tuổi. Bác sĩ sẽ hỏi những vấn đề như lấy chồng bao lâu, đã có em bé bao giờ chưa, trước đây đã sử dụng thuốc tránh thai, ngừa thai gì chưa?…. Khi hỏi xong các câu hỏi thông thường thì bác sĩ tiến hành các xét nghiệm.

Bước soi tươi có lẽ là đơn giản nhất. Bước này sẽ thực hiện với y tá nữ. Khâu khám được thực hiện trong phòng riêng với giường chuyên dụng. Trước đây em chưa khám bao giờ nên cũng khá ngại. Y tá sẽ yêu cầu cởi quần áo khi khám. Hôm đó em mặc quần dài nên hơi lâu. Sau lần đấy em nghĩ nên mặc váy sẽ thuận lợi hơn. Y tá sẽ dùng kẹp nhựa dùng 1 lần. Em thấy loại này khá vệ sinh và yên tâm hơn so với loại inox. Bước soi tươi thường không lâu. Chủ yếu để xem có viêm nhiễm cũng như các vấn đề nguy hiểm nào không.

Bước siêu âm đầu dò cũng khá đơn giản. Lúc đầu em cũng hơi sợ nhưng thật ra cảm giác không đau, chỉ hơi tức một chút. Bác sĩ sẽ lấy một bọc cao su, đổ chất siêu âm vào, bọc vào đầu dò của máy và đưa vào siêu âm. Bước này chủ yếu để xem việc phóng trứng, nang trứng có bất ổn gì không. Em thấy bước này cũng không mất nhiều thời gian.

Sau khi khám xong bác sĩ sẽ thông báo tình hình cho chị em.

Trường hợp có các vấn đề phát sinh thêm bác sĩ sẽ thông báo cụ thể.

Một số kinh nghiệm khác

Sau khi khám thường không đau nhưng hơi tức và cảm giác hơi ẩm ướt do chất siêu âm. Chị em nên kiêng quan hệ vài ngày. Nếu được thì nên kiêng vận động mạnh cũng đỡ khó chịu đôi chút.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thức ăn mà chị em nên ăn để bổ máu, cung cấp sắt, canxi. Bác sĩ cũng sẽ lưu ý chị em nên nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, tránh stress, uống đủ nước,…

Nếu thiếu chất nào đó bác sĩ có thể kêu uống thêm. Như lần em khám có chị kia có dấu hiệu thiếu sắt, bác sĩ kêu về uống viên sắt hoặc bổ sung các món nhiều sắt.

Trên đây là kinh nghiệm siêu âm đầu dò của em. Em thấy cũng không quá sợ như lúc đầu em đã lo lắng. Đến giờ thì em đã sẵn sàng có em bé rồi. Chúc chị em nhiều sức khỏe. Mong là kinh nghiệm của em sẽ có ích cho mọi người.

(Độc giả: Trần Hòa – Quảng Ngãi)

❤ Bạn nên xem thêm:

Bình luận

Kinh nghiệm khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò cho chị em phụ nữ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn