Ra khí hư có lẫn máu là bệnh gì, nguy hiểm không?

Bên cạnh hiện tượng khí hư có màu bất thường và mùi hôi khó chịu thì ra khí hư có lẫn máu cũng không ít gặp. Một số thông tin sau sẽ giúp chị em biết: Ra khí hư có máu là bệnh gì, nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào.

Ra khí hư có máu: Không nên coi thường

Ra khí hư có lẫn máu trong số ít trường hợp là do áp lực căng thẳng, stress kéo dài,… khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Hoặc do nữ giới dùng thuốc tránh thai hoặc thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai trước đó. Loại bỏ những căn nguyên này, nếu tình trạng khí hư có máu xuất hiện với tần suất dày đặc thì hãy nghĩ nhiều hơn đến các căn bệnh phụ khoa.

khí hư có máu 1
Khí hư có máu nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Có thể kể đến những nguyên nhân khiến khí hư có lẫn máu sau đây:

1. Khí hư có lẫn máu do bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo có thể do nấm, vi khuẩn hoặc là ký sinh trùng Trichomonas gây nên. Khi mắc bệnh chị em sẽ cảm nhận rõ ràng được tình trạng khí hư ra nhiều, có màu trắng dính mảng hoặc vàng xanh, loãng và có bọt, kèm mùi hôi, tiểu đau,… Một số trường còn thấy khí hư có máu.

2. Khí hư có lẫn máu do bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khí hư có lẫn máu bất thường không phải trong chu kì kinh nguyệt kèm theo các bất thường như: Dịch âm đạo nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt, khí hư màu trắng hoặc vàng xanh, loãng, hôi hám, đau vùng eo, đau bụng dưới,… thì rất có thể là triệu chứng của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

3. Khí hư có lẫn máu do bệnh polyp cổ tử cung

Nếu khí hư ra nhiều hơn, chất dịch âm đạo ra tiết ra có dạng mủ, khí hư có lẫn máu,… Và ngoài ra còn thấy chu kì kinh nguyệt cũng bị rối loạn, lượng máu kinh nhiều, kỳ nguyệt san kéo dài hơn, có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường thì không còn nghi ngờ gì nữa, khả năng bị polyp cổ tử cung là rất cao.

4. Khí hư có lẫn máu do bệnh ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo thường chỉ chiếm 2 – 3 % ung thư ở bộ phận sinh dục nữ, thường gặp nhất là phụ nữ độ tuổi mãn kinh.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư âm đạo thường không rõ ràng, chỉ thấy chảy máu âm đạo ít và không tái phát. Bên cạnh đó còn thấy khí hư ra nhiều, khí hư có lẫn máu và có mùi hôi khó chịu.

5. Khí hư có lẫn máu do bệnh ung thư cổ tử cung

Đừng chủ quan bởi khí hư có lẫn máu có thể do bệnh ung thư cổ tử cung gây ra, khiến chức năng sinh sản và cả tính mạng cũng bị đe dọa.

Biểu hiện điển hình của bệnh ung thư cổ tử cung là đau vùng chậu, đau lưng, tiểu tiện khó, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, xuất huyết âm đạo bất thường, khí hư có màu vàng xanh như mủ, mùi hôi khó chịu, đôi khi khí hư có lẫn máu,…

Khí hư có máu nguy hiểm như thế nào?

Gặp phải tình trạng này nhiều chị em thường rất lo lắng, chúng tác động không nhỏ đến hiệu suất công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác.

Bị khí hư lẫn máu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục,...
Bị khí hư lẫn máu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục,…

Đồng thời đời sống vợ chồng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, nguy hiểm hơn là chức năng sinh sản và cả tính mạng cũng bị đe dọa nếu như không phát hiện sớm và khám chữa kịp thời.

Phải làm gì khi gặp sự bất thường về khí hư?

Khí hư có lẫn máu hay bất kì một sự thay đổi nào về màu sắc, tính chất và số lượng khí hư đều là dấu hiệu không thể bàng quan. Khí hư có lẫn máu có thể là do cơ quan sinh dục viêm nhiễm và được khắc phục dễ dàng; nhưng cũng có thể là đó là triệu chứng của bệnh ung thư (ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung) đặc biệt nguy hiểm.

Ra khí hư có màu - Đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ phụ khoa
Ra khí hư có máu – Đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ phụ khoa

Do đó, điều đầu tiên mà chị em cần làm đó là khám phụ khoa. Thông qua thăm khám sẽ biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từng trường hợp cụ thể với bệnh gì, mức độ nặng nhẹ ra sao mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Chúc chị em luôn khỏe!

✤ Mời bạn xem thêm: Cách trị khí hư ra nhiều bằng thảo dược tự nhiên

Bình luận

Ra khí hư có lẫn máu là bệnh gì, nguy hiểm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn