Ung thư phụ khoa là gì, dấu hiệu nào rõ ràng nhất?

Ung thư phụ khoa là gì? là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong nhiều thứ 4 trong các bệnh ung thư. Tuy nhiên, đa phần chị em lại không trang bị những kiến thức về chúng, đặc biệt nhiều dấu hiệu ung thư phụ khoa có vẻ như không liên quan đến các cơ quan sinh sản vì thế mà bị bỏ qua. Do đó, theo dõi, phát hiện sớm và thăm khám kịp thời ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau là việc làm cần thiết – Tuyệt đối không nên bỏ qua.

Ung thư phụ khoa là gì?

Ung thư phụ khoa là nhóm các bệnh ung thư xuất phát từ cơ quan sinh sản của phụ nữ, bao gồm:

  • Ung thư ở cổ tử cung.
  • Ung thư tử cung.
  • Ung thư buồng trứng,.
  • Ung thư âm đạo.
  • Ung thư âm hộ.
ung thư phụ khoa là gì
Bệnh ung thư phụ khoa ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và cả tính mạng

Nhiều người nghĩ rằng: Bệnh ung thư, trong đó kể cả ung thư phụ khoa thường gặp ở người lớn tuổi khi sức đề kháng giảm và các cơ quan đã rệu rã. Tuy nhiên, điều này đúng nhưng chưa đủ; căn bệnh gây tử vong cao này có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang có xu hướng trẻ hóa.

Ở Anh, mỗi ngày có đến 21 người thiệt mạng do ung thư phụ khoa, đây được coi là nhóm bệnh ung thư đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư ở nước này. Nói như vậy để biết rằng: Ung thư phụ khoa nguy hiểm, khó phát hiện sớm và có tỷ lệ tử vong cao. Song, chị em vẫn có thể bảo toàn tính mạng nếu thăm khám sớm ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ ung thư phụ khoa sau:

Cảnh báo 9 dấu hiệu ung thư phụ khoa không thể xem thường

1. Xuất huyết âm đạo bất thường

Xuất huyết âm đạo bất thường coi chừng ung thư phụ khoa
Xuất huyết âm đạo bất thường coi chừng ung thư phụ khoa

Bị chảy máu âm đạo ngoài kì kinh và không phải do lần đầu tiên quan hệ chị em sẽ nghĩ đến ngay các triệu chứng bệnh phụ khoa thông thường như: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung,… Tuy nhiên, cũng hãy nghĩ đến nguyên nhân là do bệnh ung thư phụ khoa.

Bởi lẽ, theo thống kê cho thấy: Có đến hơn 90% các trường hợp mắc ung thư nội mạc tử cung có tình trạng chảy máu âm đạo bất thường: Ở giữa chu kì kinh nguyệt, trong quan hệ tình dục,…

2. Dịch tiết âm đạo khác lạ

Huyết trắng hay còn gọi là khí hư là dịch tiết âm đạo tiết ra từ cơ quan sinh dục nữ, thông thường có màu trắng trong suốt hoặc hơi đặc, trắng sữa (tùy thuộc vào thời gian của chu kỳ kinh nguyệt) và tiết ra nhiều hơn vào những ngày rụng trứng.

Nếu chúng đột nhiên có màu sắc khác lạ, ra nhiều, có mùi hôi khó chịu hoặc kèm theo máu thì hãy thăm khám ngay bởi đây có thể là triệu chứng ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.

✤ Xem thêm: Khí hư có máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

3. Cảm nhận áp lực bàng quang

Khối ung thư có thể gây chèn ép, áp lực lên những bộ phận lân cận. Do đó, nếu thấy hiện tượng bàng quang bị chèn ép trong thời gian dài cùng cảm giác đau bụng và đầy hơi thì đừng chần chừ mà đi khám phụ khoa ngay.

4. Mệt mỏi

Mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phụ khoa
Mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phụ khoa

Khi mắc bệnh ung thư phụ khoa, người bệnh sẽ đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe, do đó thể chất sẽ suy giảm và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nếu có cảm giác này kéo dài nhưng không thể tự khắc phục được, không biết nguyên nhân do đâu thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lúc này.

5. Bị sưng chân

Sưng chân cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa mà nhiều người vẫn chưa biết. Theo các bác sĩ chuyên khoa: Tình trạng chân sưng phù nếu kèm theo đau đớn, rỉ nước cùng với hiện tượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn, có mùi hôi khó chịu, đau đớn sau khi “yêu”,… thì hãy cẩn trọng, vì rất có thể bạn đã mắc ung thư cổ tử cung.

6. Đau xương chậu và vùng bụng

Ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung cũng báo hiệu bằng hiện tượng đau vùng xương chậu hay vùng bụng. Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc có tần suất thưa thớt. Nếu nhận thấy thường xuyên gặp phải tình trạng này thì đừng bỏ qua.

7. Khó tiêu và buồn nôn

Ung thư phụ khoa cũng gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu và buồn nôn,...
Ung thư phụ khoa cũng gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu và buồn nôn,…

Bụng dạ hay bị khó chịu, có cảm giác đầy bụng khó tiêu cùng cảm giác buồn nôn,… khi gặp phải nhiều người thường nghĩ đến các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra kèm theo một trong những dấu hiệu trên thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa cũng có thể là căn nguyên.

8. Bụng to

Hiện tượng bụng to có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song đừng quên nghĩ đến bệnh ung thư phụ khoa nếu chúng xuất hiện kéo dài trên 2 tuần mà bạn không biết nguyên do.

9. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi mắc các bệnh ung thư phụ khoa, một số chị em có cảm giác thèm ăn nhiều hơn nhưng đa phần đều cảm thấy chán ăn, khẩu vị cũng thay đổi thất thường so với trước. Ngoài ra, nếu nữ giới ăn uống bình thường mà không áp dụng chế độ ăn kiêng nào bỗng nhiên sút cân nhanh thì cũng nên cảnh giác.

Việc điều trị ung thư, không ngoại trừ ung thư phụ khoa sẽ dễ dàng hơn ở giai đoạn đầu. Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ ung thư phụ khoa trên chị em nên đi khám phụ khoa và tầm soát ung thư. Ngoài ra, phụ nữ đã có quan hệ tình dục cũng nên thực hiện việc này định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Những phương pháp tầm soát ung thư phụ khoa cần thiết cho chị em phụ nữ

1. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung:

Ung thư cổ tử cung có thể được sàng lọc bởi phương pháp: Pap test, Thinprep test và xét nghiệm HPV. Cụ thể:

  • Pap test: Thực hiện khám cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy tế bào ở đây rồi đem nhuộn soi để phát hiện các bất thường.
Xét nghiệm Pap smear giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap smear giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
  • Thinprep test: Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung – một loại ung thư cổ tử cung rất khó phát hiện và có tỷ lệ tử vong cao. Bên cạnh đó, Thinprep test cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả, giúp chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm.
  • Xét nghiệm HPV: Giúp kiểm tra bạn có nhiễm virus HPV hay không, bởi đây là tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

2. Phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm tìm chất chỉ điểm ung thư. Có thể kể đến xét nghiệm CA 125 phát hiện ung thư biểu mô buồng trứng; AFP, hoặc HCG trong các trường hợp u tế bào mầm.
Xét nghiệm CA 125 tầm soát ung thư buồng trứng
Xét nghiệm CA 125 tầm soát ung thư buồng trứng
  • Kiểm tra phần khung chậu: Đây là phần tiếp xúc bên ngoài của các bộ phận sinh dục (âm hộ), âm đạo, tử cung và buồng trứng để xem những thay đổi bất thường nếu có.
  • Một số chẩn đoán chuyên sâu như: Siêu âm, kiểm tra khung chậu, giải phẫu sinh thiết, chụp Xquang, Chụp cắt lớp vi tính CT, MRI… có thể được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng.
  • Phẫu thuật thăm dò và sinh thiết: Để khẳng định chẩn đoán ung thư và loại ung thư này có nguồn gốc từ buồng trứng.

✤ Bạn nên xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh phụ khoa được áp dụng hiện nay

Bình luận

Ung thư phụ khoa là gì, dấu hiệu nào rõ ràng nhất?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn