Viêm niệu đạo có mủ ở nữ: nguyên nhân và cách điều trị

Dịch âm đạo nhày mủ, loãng, có bọt, có mùi hôi; kèm theo triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt,… là những biểu hiện bệnh viêm âm đạo mủ điển hình. Vậy nguyên nhân gây viêm niệu đạo có mủ ở nữ là gì và cách điều trị viêm âm đạo mủ ra sao? Những thông tin cần thiết sau chị em nên biết để chủ động phòng ngừa và biết cách đối phó nếu chẳng may mắc phải.

Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm niệu đạo. Bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống vợ chồng mà về lâu dài không điều trị kịp thời còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại đối với sức khỏe và chức năng sinh sản. Căn nguyên do đâu?

5 nguyên nhân gây viêm niệu đạo mủ thường gặp

Viêm niệu đạo hay viêm niệu đạo có mủ được xác định do vi khuẩn, trùng Trichomonas gây ra. Mà yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân này xâm nhập gây bệnh chủ yếu ở nữ giới là:

➊ Do cấu tạo giải phẫu: Niệu đạo ở nữ giới thẳng, ngắn và gần với hậu môn nên tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây viêm.

Cấu tạo niệu đạo nữ ngắn, thẳng và gần với hậu môn nên dễ bị viêm nhiễm
Cấu tạo niệu đạo nữ ngắn, thẳng và gần với hậu môn nên dễ bị viêm nhiễm

➋ Do mang thai: Phụ nữ mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu,cùng với đó là sự thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở rộng ra, co bóp chậm lại khiến nước tiểu chảy chậm nên tích dịch nhẹ – là cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển.

➌ Do thói quen sinh hoạt hằng ngày: Vệ sinh vùng kín kém đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt hay trước/sau quan hệ tình dục, hoặc các thói quen vệ sinh không đúng cách, nhịn tiểu quá lâu, lạm dụng các chất tẩy rửa,…

➍ Quan hệ tình dục không an toàn.

Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo

➎ Do bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm bàng quang, tiểu đường hay những dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu,…

Viêm niệu đạo có mủ ở nữ giới là “thủ phạm” gây ra các bệnh phụ khoa khác như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu; lây cho bạn tình; chức năng sinh sản bị ảnh hưởng,… nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh viêm niệu đạo và khám chữa kịp thời là hoàn toàn cần thiết.

 Hướng dẫn:

Phương pháp điều trị bệnh viêm niệu đạo có mủ ở nữ

Viêm niệu đạo có mủ ở nữ giới như đã nói: Có thể do vi khuẩn, trùng Trichomonas hay nấm gây ra và trong từng trường hợp cụ thể sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm niệu đạo có mủ ở nữ: nguyên nhân và cách điều trị
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định khi điều trị bệnh viêm niệu đạo

Thông thường, điều trị viêm niệu đạo có mủ sẽ cần dùng kháng sinh nhưng là thuốc nào là do bác sĩ chỉ định và thời gian là bao lâu sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Ví như: Mycoplasma và Chlamydia là loại vi khuẩn đặc biệt, thường nhạy cảm với kháng sinh hơn so với các vi khuẩn khác vì vậy thời gian dùng thuốc tương đối dài. Nếu nữ giới bị viêm niệu đạo do lậu cầu thì cần thiết phải cần điều trị cùng với bệnh lậu và điều trị cho cả bạn tình.

Ngoài ra, nếu viêm niệu đạo là do chấn thương thì cần đặt thông tiểu hoặc nội soi bàng quang.

Trong quá trình điều trị bản thân người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng các quy định về thời gian, liều lượng thuốc điều trị, không được giảm bớt liều lượng và thời gian. Khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm cũng không được tự ý dừng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sau một thời gian nếu không thấy hiệu quả thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chuyển hoặc đổi, hay kết hợp các phương pháp điều trị khác.
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách.
  • Kiêng quan hệ tình dục,…

 Tham khảo: Nên khám viêm niệu đạo ở đâu?

Bình luận

Viêm niệu đạo có mủ ở nữ: nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn