Đặt thuốc phụ khoa có thai được không?

Bác sĩ ơi, giúp em! Đặt thuốc phụ khoa có thai được không vậy ạ? Em đã lập gia đình đã gần nửa năm nay, mong ngóng lắm mà chưa có ‘tin vui’, mặc dù vợ chồng em vẫn quan hệ tình dục đều đặn. Duy chỉ có điều cách đây khoảng 3 tháng, vùng kín có dấu hiệu viêm nhiễm nên em đi khám phụ khoa và được bác sĩ kê cho thuốc đặt âm đạo dùng trong 7 ngày. Sau đó, bệnh khỏi rồi tái phát và em tiếp tục dùng thuốc đặt, thuốc uống theo như chỉ định của bác sĩ. Nhưng không hiểu sao đến giờ vẫn chưa có thai. Liệu có phải do đặt thuốc nên khó thụ thai không, thuốc đặt phụ khoa có ảnh hưởng đến việc thụ thai không vậy?

Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ!

(Hòa An – Đà Nẵng)

✉ BÁC SĨ TRẢ LỜI:

Chào em,

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa thường được chỉ định dùng thuốc đặt, có thể kết hợp với thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc rửa phụ khoa để đạt hiệu quả tốt nhất. Thuốc đặt âm đạo chứa các kháng sinh, có tác dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng và tùy từng trường hợp cụ thể với loại bệnh gì, mức độ ra sao mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Đặt thuốc phụ khoa có thai được không?
Thuốc đặt âm đạo có làm giảm chức năng sinh sản?

Đặt thuốc phụ khoa có thai được không?

Riêng về vấn đề mà em thắc mắc: Thuốc đặt âm đạo có ảnh hưởng đến việc thụ thai không thì tôi xin được trả lời là KHÔNG. Thuốc đặt âm đạo tác dụng tại chỗ, giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm và khôi phục môi trường pH âm đạo khỏe mạnh chứ không gây ra ảnh hưởng nào đối với chức năng sinh sản. Hơn nữa, thuốc đặt âm đạo mà em sử dụng được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám nên có thể hoàn toàn yên tâm. Việc cần làm là phải chăm sóc vùng kín đúng cách sau khi điều trị để tránh tái phát, hiện tượng viêm âm đạo tái đi tái lại nhiều lần có thể tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản.

Em đang lo lắng sao sau khi đặt thuốc đặt phụ khoa vẫn chưa có thai thì tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa. Hiện tượng khó thụ thai có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên như: Dị tật cơ quan sinh dục, số lượng tinh trùng ít và chất lượng tinh trùng kém, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, yếu tố tâm lý,… Chỉ qua kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết cho cả 2 vợ chồng mới xác định được.

Chúc em sớm có ‘tin vui’!

(Bs Hoàng Thị Hương Lan – Bv Phụ sản TW)

✤ Gợi ý: TOP 3 bệnh viện khám phụ khoa ở Đà Nẵng

Bình luận

Đặt thuốc phụ khoa có thai được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn