Hướng dẫn cách dùng thuốc chữa nấm âm hộ an toàn hiệu quả

Nấm âm hộ là hiện tượng viêm bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ do nấm, đa phần do nấm Candida gây ra. Không nên tự ý dùng các thuốc chữa bệnh nấm âm hộ bán không cần toa vì dễ gây kháng thuốc và khiến việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn về sau. – Bác sĩ Sản phụ khoa Hoàng Bình chia sẻ.

Mặc dù theo thống kê, có khoảng 75% số phụ nữ bị nhiễm nấm âm hộ ít nhất một lần trong đời. Nhưng không phải chị em nào cũng nhận thức được và biết cách chữa nấm âm hộ đúng cách và an toàn. Đa phần nữ giới đều tự chẩn bệnh và mua thuốc trị tại nhà. Và hậu quả là khó lường.

Bạn Nguyễn Thị V, 24 tuổi – Hà Nội chia sẻ: Em lập gia đình khi còn trẻ nên các vấn đề về tình dục, sức khỏe sinh sản em không nắm rõ. Những lần đầu “gần gũi” thì không sao nhưng thời gian sau đó em thấy “cô bé” có vấn đề, cụ thể là em hay có cảm giác ngứa bên ngoài ở môi lớn và môi bé nữa. Lo lắng nên tìm thông tin trên mạng xem thì thấy những dấu hiệu đó y như đúc biểu hiện bệnh nấm âm hộ. E ngại chẳng dám nói với chồng em ra hiệu thuốc và được chị dược sĩ kê cho một loại kem bôi gì đó và thuốc rửa phụ khoa. Về dùng được 2 ngày thì thấy đỡ hẳn nên em ngưng dùng. Khỏi được một thời gian rồi chứng bệnh lại tái phát, cứ mỗi lần như vậy em lại dùng đơn thuốc cũ để dùng. Không biết có thuốc nào trị nấm âm hộ dứt điểm được không, cứ như này em khổ sở lắm.

Bị nấm âm hộ phải làm sao?
Bị nấm âm hộ phải làm sao?

Chính vì vậy, bác sĩ Sản phụ khoa Hoàng Bình – người có kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị các bệnh phụ khoa khuyến cáo: Không nên xem thường những bất thường nhỏ ở vùng kín, bởi chúng đều là dấu hiệu cho thấy các bộ phận sinh dục bị kích ứng và viêm nhiễm. Càng tuyệt đối không nên tự chẩn đoán bệnh và dùng thuốc không kê đơn bởi chúng có khiến bệnh nặng thêm, gây nhờn thuốc và khó chữa trị về sau. Do đó, điều trị viêm phụ khoa nói chung và nấm âm hộ nói riêng cần xác định chính xác nguyên nhân. Căn cứ vào đó sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn dùng thuốc và cách chữa nấm âm hộ

Dựa vào tình trạng lâm sàng, vi sinh học, yếu tố ký chủ và sự đáp ứng với phương thức điều trị, viêm âm hộ do nấm chia ra làm hai dạng: viêm không biến chứng và viêm có biến chứng. Khoảng 10 – 20% phụ nữ bị viêm có biến chứng đòi hỏi cần phải cân nhắc kĩ khi chẩn đoán và điều trị.

* Đối với nấm âm hộ không có biến chứng:

Bao gồm: viêm không thường xuyên, mức độ viêm từ nhẹ đến trung bình, có khả năng là nấm Candida albicans hay ở những phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường. Thường được khuyến cáo phác đồ điều trị ngắn hạn (như liều duy nhất hay trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày). Thuốc chữa nấm âm hộ lúc này là nhóm thuốc azol tác dụng tại chỗ cho hiệu quả điều trị tốt hơn nystatin.

* Đối với nấm âm hộ có biến chứng:

Bao gồm trường hợp các bệnh nhân hay bị tái phát, mức độ viêm nặng, nhiễm non – albicans hay ở những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường chưa kiểm soát được, có sự suy giảm hệ miễn dịch hay đang mang thai,… Cụ thể:

+ Trường hợp bị nấm âm hộ tái phát:

Mỗi đợt bị viêm âm hộ do nấm tái phát có đáp ứng tốt với nhóm azole đường uống hay tại chỗ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để kiểm soát về mặt lâm sàng và vi nấm nên điều trị dài hơn bằng các loại thuốc như:

  • Thuốc tác dụng tại chỗ trong 7 – 14 ngày hay fluconazol 100, 150 hay 200mg uống mỗi 3 ngày với tổng cộng 3 liều (ngày thứ 1, thứ 4 và thứ 7) trước khi bắt đầu điều trị duy trì.
  • Điều trị duy trì với fluconazol (100, 150 hay 200mg) uống 1 lần/ tuần trong vòng 6 tháng. Và nếu fluconazol không có sẵn, có thể thay thế bằng phác đồ dùng thuốc tác dụng tại chỗ theo từng đợt.

* Trường hợp bị nấm âm hộ nặng:

Là trường hợp có tỷ lệ đáp ứng trên lâm sàng thấp khi điều trị bằng đường uống hay tại chỗ trong thời gian ngắn. Lúc này có thể dùng thuốc nhóm azole tác dụng tại chỗ trong 7 – 14 ngày hay fluconazol 150mg uống x 2 lần, mỗi lần cách nhau 72 giờ.

Fluconazol - thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh viêm âm hộ do nấm
Fluconazol – thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh viêm âm hộ do nấm

* Trường hợp viêm non – albicans:

Có thể dùng thuốc nhóm nonfluconazol azol tại chỗ hay uống trong 7 – 14 ngày. Nếu trường hợp tái phát, sử dụng acid boric 600 mg đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 14 ngày.

* Với bệnh nấm âm hộ ở phụ nữ có thai:

Chỉ dùng nhóm thuốc azol dạng tại chỗ trong vòng 7 ngày và chống chỉ định với fluconazol.

Ngoài ra, nên áp dụng thêm việc ngâm rửa âm hộ bằng natri bicarbonate có thể làm giảm ngứa bên ngoài khi bị viêm nhiễm do nấm.

Viêm âm hộ do nấm là bệnh khó điều trị triệt để và dễ tái phát. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ việc dùng thuốc thì những lời khuyên hữu ích sau chị em cũng nên lưu ý thực hiện để quá trình chữa trị được rút ngắn và hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát.

Những lưu ý giúp việc điều trị nấm âm hộ đạt hiệu quả

  • Thăm khám và điều trị bệnh nấm âm hộ ngay khi bệnh mới phát, tránh tình trạng bệnh tiến triển từ cấp tính sang mãn tính khó chữa.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, tránh bỏ dỡ giữa chừng dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục và những ngày hành kinh.
  • Tránh thụt rửa âm đạo một cách tùy tiện.
  • Trong thời gian chữa bệnh cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi hoàn toàn.
  • Mặc đồ lót sạch và thông thoáng, giữ vùng kín luôn trong tình trạng khô ráo.
  • Tránh lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid.
  • Chế độ ăn uống nên bổ sung các thực phẩm có chứa acidophilus hay bifidus để giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo. Đồng thời tránh các loại pho mát, rượu, bánh, sô cô la, trái cây khô, thực phẩm lên men, các loại ngũ cốc có chứa gluten,…

Hi vọng chia sẻ trên hữu ích cho bạn!

Bình luận

Hướng dẫn cách dùng thuốc chữa nấm âm hộ an toàn hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn