Tất tần tật về bệnh viêm âm đạo ở bé gái mà các mẹ cần biết

Bệnh viêm âm đạo ở bé gái cần được quan tâm đúng mức, bởi chúng có thể gây ra nhiều nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề. Dưới đây là tất tần tật về bệnh viêm âm đạo ở bé gái mà các mẹ cần biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách giải quyết và biện pháp phòng tránh.

Nhắc đến viêm âm đạo hẳn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đây là căn bệnh phụ khoa của chị em ở độ tuổi sinh sản, khi đã quan hệ tình dục; mà ít ai biết rằng: Trẻ em cũng dễ mắc viêm âm đạo.

Cần biết nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo ở trẻ em

Bệnh viêm âm đạo cũng dễ gặp ở bé gái trước tuổi dậy thì
Bệnh viêm âm đạo cũng dễ gặp ở bé gái trước tuổi dậy thì

Nếu như nguyên nhân gây viêm âm đạo ở chị em xuất phát chủ yếu từ việc quan hệ tình dục không an toàn, thụt rửa âm đạo không đúng cách, lạm dụng kháng sinh và thuốc tránh thai,… thì ở các bé gái căn nguyên lại là:

+ Yếu tố khách quan:

  • Do thiếu nội tiết: Khi mới sinh, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ mẹ sang, niêm mạc âm đạo dày, có huyết trắng sinh lý và môi trường pH trung tính. Tuy nhiên sau một thời gian, nếu lượng estrogen ít hoặc không còn thì niêm mạc âm đạo mỏng và teo, không có huyết trắng sinh lý khiến môi trường âm đạo khô và dễ bị viêm nhiễm hơn.
  • Do cấu tạo sinh lý: Khác với người lớn, trẻ chưa dậy thì thiếu rào cản sinh lý giúp ngăn chặn các nhiễm trùng như: chưa có lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng hay trực tràng nằm gần với âm đạo,… tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh (nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng) dễ dàng xâm nhập gây bệnh.

+ Yếu tố chủ quan:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Sau khi đại tiện dùng giấy vệ sinh lau từ sau tới trước; sử dụng các chất tẩy rửa vùng kín; xà bông tắm, nước hoa có nhiều hóa chất, hương thơm; mặc đồ lót quá chật, ướt, chất liệu nilon,… là những yếu tố khiến bệnh viêm âm đạo dễ dàng “hỏi thăm” trẻ. Nếu trẻ bị viêm âm đạo do nguyên nhân này được gọi là bệnh viêm đạo không đặc hiệu.
  • Do mắc các bệnh về da, như: Bệnh viêm da dị ứng (vùng kín xuất hiện những ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng kèm triệu chứng ngứa dai dẳng,…); bệnh vảy nến (Xuất hiện các tổn thương dày dính, màu bạc xung quanh tam giác mu và nhiều bộ phận khác trên cơ thể).
  • Do bị giun kim: Giun kim ở đường ruột thông qua phân truyền lên âm đạo, hoặc trứng giun kim thông qua đồ chơi, bàn tay hoặc quần áo của mẹ hoặc người bảo hộ, gây viêm âm đạo ở trẻ.
  • Dị vật ở âm đạo: Thường gặp là các viên đá nhỏ, hạt đậu, hạt ngô, giấy vệ sinh,… gây tổn thương biểu mô âm đạo, nhiễm trùng và chảy máu khiến viêm âm đạo dễ hình thành.

Làm thế nào để biết trẻ bị viêm âm đạo?

Tương tự như triệu chứng bệnh viêm âm đạo ở người lớn, với các bé gái bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy viêm nhiễm phụ khoa này thông qua các bất thường như:

Vùng kín ngứa ngáy khó chịu - "tố cáo" bệnh viêm âm đạo ở trẻ
Vùng kín ngứa ngáy khó chịu – “tố cáo” bệnh viêm âm đạo ở trẻ
  • Ngứa vùng kín, cảm giác bí bức khó chịu; kèm theo đau rát.
  • Dịch âm đạo ra nhiều, có màu sắc khác lạ.
  • Bộ phận sinh dục hơi sưng đỏ, có thể kèm theo rối loạn tiểu tiện như: đái dắt, tiểu buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn),…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khi trẻ mắc viêm âm đạo cần làm gì?

Khác với cách điều trị bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ, đối với các bé gái thì cách xử lý hoàn toàn khác. Trẻ mắc viêm âm đạo thường được chỉ định dùng kem bôi chứa oxide kẽm để giảm ngứa, kết hợp với ngoại trừ nguyên nhân gây bệnh.

Tuyệt đối các mẹ không nên tự ý dùng thuốc chữa viêm âm đạo cho bé tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc Tây bởi chúng có thể gây ra nhiều nguy hại khiến vùng kín trẻ bị tổn thương.

Khám ngay khi trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa
Khám ngay khi trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa

Do đó, cách tốt nhất là ngay sau khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ bé bị viêm âm đạo các mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Tránh để lâu khiến viêm nhiễm nặng nề, chữa trị khó khăn và để lại các di chứng về sau.

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo ở bé gái

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các mẹ nên quan tâm hơn đến việc phòng bệnh viêm phụ khoa cho bé bằng cách:

Hãy "làm bạn" với xà phòng có độ pH trung bình khi vệ sinh cơ thể
Hãy “làm bạn” với xà phòng có độ pH trung bình khi vệ sinh cơ thể
  • Tránh các loại xà bông, sữa tắm có chất tạo bọt, tạo mùi mà thay vào đó là nên sử dụng xà bông tắm có độ pH trung bình.
  • Tắm xong nên lau khô âm hộ bằng khăn lông mềm một cách nhẹ nhàng.
  • Hướng dẫn trẻ biết cách vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu đúng cách.
  • Tẩy giun định kỳ cho con.
  • Tránh mặc quần lót chật hay ẩm ướt, nên chọn quần lót bằng vải cotton thông thoáng.
  • Nên chọn quần lót cho bé có màu sáng và giấy vệ sinh sạch có màu trắng để dễ dàng nhận biết sự thay đổi của dịch tiết âm đạo.

Bình luận

Tất tần tật về bệnh viêm âm đạo ở bé gái mà các mẹ cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn