Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khám phụ khoa không?

Thời gian qua chuyên mục nhận được rất nhiều thắc mắc của độc giả hỏi về việc khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương như: Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khám phụ khoa không? Lịch khám, giờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương như thế nào? Giá khám bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương bao nhiêu?… Để giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc thăm khám, chuyên mục xin giải đáp một số băn khoăn thường gặp khi đi khám bệnh tại đây.

  • Địa chỉ: số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 04. 38252161 – Fax: 04. 38254638
  • Số máy đường dây nóng: 04.39363427
  • Website: benhvienphusantrunguong.org.vn
bệnh viện Phụ sản Trung ương có khám phụ khoa không
Bệnh viện Phụ sản Trung ương    

Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khám phụ khoa không?

Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở y tế đầu ngành tại Miền Bắc về lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe sản phụ, kế hoạch hóa gia đình và hộ sinh. Bệnh viện có chức năng:

  • Khám bệnh, cấp cứu, chữa bệnh về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa.
  • Đào tạo, tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa.
  • Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 9 khoa cận lâm sàng; 7 trung tâm. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc …) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu.

Do đó, chị em có thể hoàn toàn yên tâm khi khám phụ khoa ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng như thực hiện các dịch vụ y tế khác là chuyên môn của bệnh viện.

Một số thông tin khi đi khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

1. Lịch khám bệnh của bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội

  • Thứ 2 đến thứ 6. Ngoài ra có thể khám dịch vụ vào thứ 7 và chủ nhật.
  • Giờ khám bệnh viện Phụ sản Trung ương: Từ 6h30 sáng đến 16h30 chiều hàng ngày.

2. Cách đặt lịch khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

Trước khi đến đây thăm khám, bạn có thể gọi điện đến số: 043.9364656 để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe sinh sản. Sau đó, bạn sẽ lựa chọn bác sĩ và đăng ký lịch khám qua điện thoại.

3. Bảng giá khám bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bảng giá khám bệnh viện Phụ sản Trung ương

4. Khám hiếm muộn ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khám vô sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Những xét nghiệm thường thực hiện khi khám và điều trị hiếm muộn:

+ Người vợ thường được thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm.
  • Xét nghiệm định lượng nội tiết: tuỳ từng xét nghiệm, phải được làm theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh.
  • Chụp X quang tử cung- vòi trứng (HSG): thường thực hiện sau khi sạch kinh.
  • Nội soi chẩn đoán.

+ Người chồng: Hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải được thử tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch) – Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho dù nguyên nhân hiếm muộn là do chồng hay vợ.

5. Khám sàng lọc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương:

Muốn khám sàng lọc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương bạn có thể đến khu nhà H của bệnh viện. Khu vực này thực hiện kỹ thuật siêu âm, vị trí của khoa sản Nhiễm khuẩn, Trung tâm chẩn đoán trước sinh và kế hoạch hóa gia đình, Phụ khoa nội tiết.

Trong đó Trung tâm chẩn đoán trước sinh có chức năng:

  • Khám, theo dõi, phát hiện và xử trí những dị tật bẩm sinh của thai nhi ở những thai nghén có nguy cơ cao nhằm nâng cao chất lượng dân số và giảm thiểu tỷ lệ tử vong sơ sinh do thai nghén bất thường.
  •   Tổ chức việc tư vấn, giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản cho các thai phụ có nguy cơ cao thai nhi bị dị tật bẩm sinh,…

5. Khám tiền hôn nhân Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Việc khám tiền hôn nhân giúp kiểm tra sức khỏe của bản thân, đồng thời phòng tránh tình trạng hiếm muộn và các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản khác. Cũng như ở một số cơ sở y tế khác, khi khám tiền hôn nhân ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì cả nam giới và nữ giới đều phải thực hiện các siêu âm, xét nghiệm sau:

  • Nữ giới: Khám tổng quát, khám phụ khoa, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, siêu âm vú và nội tiết tố.
  • Nam giới: Khám tổng quát, khám nam khoa, xét nghiệm dịch niệu đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, tinh dịch đồ, siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn và nội tiết tố sinh dục.

6. Quy trình khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương:

***Trường hợp khám chữa bệnh tự nguyện:

Quy trình khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).

2. Ngồi ghế đợi gọi, đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.

3. Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.

4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn.

5. Siêu âm: Đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H. Sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.

6. Xét nghiệm: Lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh khám thai.

7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

***Trường hợp có BHYT:

Quy trình khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).

2. Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.

3. Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A.

4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.

5. Siêu âm: Đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H. Sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.

6. Xét nghiệm: Lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh khám thai.

7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển ng­ười bệnh đến các buổi khám chuyên khoa và khám hội chẩn. Ng­ười bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn làm thủ tục nhập viện.

8. Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền. Sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.

9. Khi hoàn tất việc khám bệnh, trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!

❤ Bạn nên tham khảo:

Bình luận

Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khám phụ khoa không?

Bình luận

  1. Trần mạnh tuấn says: Trả lời

    E muốn hỏi bệnh viện chuyện này ạ
    Vợ e mang thai được 22 tuần đi siêu âm b.sy bảo có đốm trắng trong tim thai .
    Bsy cho e hỏi có nguy hiểm lắm không ạ

  2. Vu van thuc says: Trả lời

    Cho em hoi.em la nam gioi em co kham o day dv ko ah

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn