Nhiễm nấm Candida ở miệng: Triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Nhiễm nấm Candida ở miệng sẽ gây ra nhiều tổn thương ở răng, miệng, lưỡi hoắc má trong của bạn. Các tổn thương này có thể gây chảy máu, đau đớn, đôi khi nó cũng có thể gây ra viêm amidan. 

nấm Candida ở miệng
Nhiễm nấm Candida ở miệng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Nếu không điều trị kịp thời, nấm Candida ở miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Do đó, hãy tham khảo một số thông tin cũng như cách điều trị nấm Candida ở miệng trong bài viết này.

Nhiễm nấm Candida ở miệng là gì?

Nấm Candida albicans gây ra nấm miệng. Thông thường trong miệng sẽ chứa một lượng nhỏ các loại nấm này. Tuy nhiên, khi nấm Candida phát triển quá mức trong vòm miệng và lưỡi của bạn thì được gọi là nhiễm nấm Candida ở miệng.

Nấm Candida ở miệng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Nó có thể gây ra những đốm màu trắng ở lưỡi và má trong. Mặc dù đa số các trường hợp, nấm Candida ở miệng thường nhẹ và ít gây biến chứng. Nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm đối với người có hệ miễn dịch yếu.

Điều gì gây ra nấm Candida ở miệng

Thông thường, hệ miễn dịch sử dụng các vi sinh vật có lợi để giữ cho số lượng nấm Candida trong khoang miệng ổn định. Tuy nhiên, khi sự cân băng này bịu rối loạn, nấm Candida sẽ phát triển vượt bậc và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nấm Candida ở miệng có thể xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Thuốc hoặc các tác nhân khác có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi và gây ra nhiễm nấm Candida ở miệng.

Nguyên nhân gây nấm Candida ở miệng
Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân chính gây ra nấm Candida ở miệng

Các bệnh tấn công hệ miễn dịch của bạn chính là nguyên nhân gây ra nấm Candida ở miệng. Một số căn bệnh được xem là nguy cơ gây ra nấm Candida ở miệng bao gồm:

  • HIV/AIDS: Phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch. Chúng làm cho cơ thể của bạn mất khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng. Nấm Candida ở miệng là một trong những căn bệnh cơ hội khi cơ thể nhiễm HIV/AIDS.
  • Tiểu đường: Là một căn bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Cũng góp phần gây ra nấm Candida ở miệng. Nếu bạn bị tiểu đường không kiểm soát được, bạn có thể có lượng đường cao trong nước bọt. Một giả thuyết cho rằng nấm Candida có thể sử dụng đường dư thừa này để thúc đẩy sự phát triển của nó trong miệng của bạn.
  • Ung thư: Tất nhiên, khi bạn bị ung thư thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu và đó là cơ hội của nấm Candida. Ngoài ra, điều trị ung thư bao gồm hóa trị và xạ trị cũng gây tổn hại các tế bào khỏe mạnh. Điều này tạo cơ hội cho nấm Candida ở miệng phát triển.
  • Nhiễm trùng nấm men âm đạo: Nhiễm trùng nấm men âm đạo cũng có thể gây ra nấm Candida ở miệng.

Thông tin thêm: Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?

Những ai có nguy cơ mắc bệnh nấm Candida ở miệng

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 24 tháng tuổi là những đối tượng dễ nhiễm nấm Candida ở miệng nhất. Tuy nhiên, ở người trưởng thành có hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ nhiễm nấm Candida ở miệng.

Một số đối tượng có thể nhiễm nấm Candida ở miệng, ví dụ như:

  • Bị bệnh tiểu đường, thiếu máu hoặc HIV/AIDS.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroid.
  • Sử dụng thuốc hoặc thuốc hít để điều trị hen suyễn.
  • Sử dụng liệu pháp hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp điều trị ung thư.
  • Đeo răng giả.
  • Vệ sinh răng, miệng kém.
  • Uống ít nước, khoang miệng khô.
  • Hút thuốc lá, sử dụng má túy hay các chất kích thích khác.
  • Gần đây có thực hiện phẫu thuật, cấy ghép. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida ở miệng.

Triệu chứng nhiễm nấm Candaida ở miệng

Hầu hết các trường hợp, nấm Candida ở miệng không có bất kỳ dấu hiệu nào ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua và nấm tiếp tục phát triển, chúng có thể gây ra một số triệu chứng.

triệu chứng nấm candida ở miệng
Có đốm trắng hoặc màu kem là triệu chứng Candida ở miệng điển hình

Các triệu chứng của nấm Candida ở miệng, bao gồm:

  • Có những đốm màu trắng kem trên lưỡi, má bên trong, nướu răng hoặc amiđan.
  • Chảy máu nhẹ khi chạm vào hoặc khi bị cạo.
  • Đau, đỏ hoặc nhức bên trong khoang miệng.
  • Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.
  • Viêm, tấy đỏ ở khóe môi hoặc nứt da, khô da ở khóe miệng.
  • Có một mùi vị khó chịu tỏng khoang miệng.
  • Mất vị giác.

Ở trẻ em, khi bị nấm Candida ở miệng có thể truyền sang cho mẹ khi bé bú mẹ. Các bà mẹ và trẻ em có thể bắt đầu một chu kỳ lây truyền nấm Candida. Nếu bạn đang cho con bú và bé có nhiễm nấm Candida ở miệng, bạn có thể gặp các vấn đề sau:

  • Ngứa dữ dội, nhạy cảm hoặc cảm thấy đau ở núm vú.
  • Bong da hoặc căng bóng ở núm vú hoặc khu vực xung quanh núm vú.
  • Đau đớn khi cho con bú.

Nếu bạn có một trong các dấu hiệu trên đây, thì khả năng bạn bị nhiễm nấm Candida ở miệng khá cao. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.

Làm thế nào để chẩn đoán nấm Candida ở miệng?

Bác sĩ có thể chẩn đoán nấm Candida ở miệng bằng cách kiểm tra miệng và lưỡi của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cạo một lưỡi của bạn để lấy tế bào đi kiểm tra.

Nếu nấm Candida nằm trong thực quản của bạn, bác sĩ có thể thực hiện nội soi họng để xác định nấm Candida ở miệng. Nội soi là sử dụng một ống mỏng có gắn đèn và camera để đưa vào khoang miệng. Bác sĩ có thể lấy mô và mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích.

Cách trị nấm Candida ở miệng hiệu quả

Điều trị nấm Candida ở miệng tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của bạn. Mục đích của điều trị là để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm.

Khi bắt đầu điều trị, nấm Candida ở miệng thường biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nó có thể tái phát trong tương lai. Việc chữa trị sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh và không có các bệnh khác.

Nếu bạn bạn nhiễm nấm Candida ở miệng theo định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phán đoán về nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nấm Candida ở miệng.

1/ Thuốc trị nấm Candida ở miệng

Hiện tại nấm Candida ở miệng có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm. Thuốc này này được bào chế ở dạng gel, thuốc xịt hoặc các chất lỏng để bôi vào bên trong khoang miệng. Ngoài ra, thuốc điều trị nấm Candida ở miệng cũng được bào chế ở dạng viên nén hoặc viên nang.

thuốc trị nấm Candida ở miệng
Hiện tại bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng nấm để điều trị nấm Candida ở miệng

Một số loại thuốc có thể được dùng để điều trị nấm Candida ở miệng, bao gồm:

  • Fluconazole (Diflucan):  Fluconazol là thuốc kháng nấm dạng viến nén, dùng uống.
  • Clotrimazole (Mycelex Troche): Đây là thuốc chống nấm dạng viêm ngâm, thuốc được để trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn.
  • Nystatin (Nystop, Nyata): Đây là một loại nước súc miệng kháng nấm. Bạn dùng nó để ngậm và sau đó có thể nuốt hoặc nhổ ra đều được. Ở trẻ sơ sinh, nó sẽ được tẩm trong miệng.
  • Itraconazole (Sporanox): Thuốc chống nấm Candida ở miệng này được sử dụng cho những người có khả năng kháng thuốc điều trị ban đầu hoặc những người có HIV.
  • Amphotericin B (AmBisome, Fungizone): Thuốc này được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm Candida ở miệng dạng nặng.

Tuy nhiên, các loại thuốc chống nấm Candida ở miệng này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy. Luôn sử dụng thuốc sau khi có sự chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Không bao giờ tự ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn hay chỉ dẫn của người không có chuyên môn.

2/ Cách điều trị nấm Candida ở miệng ngay tại nhà

Ngoài cách sử dụng thuốc điều trị nấm Candida ở miệng, bạn có thể tự khắc phục bệnh tại nhà. Bằng cách thay đổi thói quen sống, sẽ hỗ trợ bạn điều trị nấm Candida ở miệng hiệu quả hơn.

Để điều trị nấm Candida ở miệng, bạn có thể:

  • Đánh răng bằng bàn chải mềm để tránh làm xước các tổn thương. Thay thế bàn chải đánh răng 3 tháng một lần hoặc khi bạn cảm thấy cần thiết. Cuối chu kỳ điều trị nấm Candida ở miệng, nhất định phải thay bàn chải để tránh việc tái nhiễm nấm.
  • Không sử dụng nước súc miệng, xịt thơm miệng hoặc các loại thuốc bôi ngoài trừ những loại được kê toa.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Bạn cũng có thể trộn 1/2 muỗng cà phê muối ăn với một cốc nước ấm để súc miệng mỗi ngày.
  • Ăn sữa chua cũng là một cách điều trị nấm Candida ở miệng hiệu quả. Sữa chua có thể giúp phục hồi và cân bằng lượng vi khuẩn có lợi trong khoang miệng.
  • Duy trì lượng đường trong máu hợp lý nếu bạn bệnh tiểu đường. Tránh ăn ngọt, nước nước ngọt.
  • Làm sạch răng giả của bạn đúng cách.
  • Bỏ thuốc lá, nếu bạn có hút.
  • Gặp nha sĩ theo định kỳ.

Nấm Candida ở miệng mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn. Nhưng nó gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, khi có triệu chứng nhiễm nấm Candida ở miệng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách giải quyết đúng đắn. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể cung cấp được thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thông tin chính xác nhất.

Có thể bạn muốn biết thêm: Dấu hiệu và triệu chứng nấm âm đạo dễ nhận biết nhất

Bình luận

Nhiễm nấm Candida ở miệng: Triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn