Nhiễm nấm Candida sinh dục gây bệnh phụ khoa và cách điều trị

Nhiễm nấm Candida ở nữ giới rất phổ biến. Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm Candida sinh dục vào một thời điểm nào đó trong đời. Nó thường được tìm thấy với số lượng nhỏ trong môi trường tự nhiên của âm đạo. Hầu hết thời gian, nó không gây nhiễm trùng hoặc triệu chứng. 

nấm Candida sinh dục ở nữ giới
Nhiễm nấm Candida ở nữ giới rất phổ biến, mặc dù nó không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Tuy nhiên, nấm Candida ở âm đạo có thể gia tăng khi bạn có hoạt động tình dục. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy quan hệ bằng miệng cũng có thể nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ giới. Điều này làm phát sinh một số bệnh phụ khoa, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của chị em.

Nấm Candida đường sinh dục ở nữ giới là gì?

Nấm Candida âm đạo, còn được gọi là nhiễm nấm candida hoặc nhiễm trùng nấm men. Là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra bởi các chủng nấm Candida. Một số loại thuốc có thể là nguy cơ gây nên nấm Candida ở nữ giới.

Thông thường nấm Candida sinh dục hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Mặc dù chúng gây nhiều phiền phức và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nấm Candida có thể gây hại cho con người nếu như nó không được điều trị đúng lúc.

Thông tin thêm: Nhiễm nấm Candida ở miệng: Triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Triệu chứng nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ giới

Nấm Candida ở nữ giới thường sẽ không có một triệu chứng nhất định. Ở những chủ thể khác nhau, nấm Candida sinh dục có thể có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nấm Candida sinh dục có một số biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng này có thể từ nhẹ đến trung bình.

triệu chứng nấm candida sinh dục
Ngứa, nóng, rát, đau khi quan hệ tình dục là những triệu chứng Candida sinh dục ở nữ giới điển hình

Các dấu hiệu của nấm Candida sinh dục ở nữ giới bao gồm:

  • Ngứa và kích thích âm đạo và âm hộ.
  • Có cảm giác nóng rát, đặc biệt là khi giao hợp hoặc trong khi đi tiểu.
  • Đỏ, tấy và sưng âm hộ.
  • Âm đạo, vùng “tam giác mật” đau nhức.
  • Phát ban ở âm đạo.
  • Huyết trắng dày, không mùi, có tính chất giống phô mai hay lòng trắng trứng hoặc giống sữa đông.
  • Dịch âm đạo nhiều thậm chí là chảy ướt cả quần lót.

Tuy nhiên, một số phụ nữ thường không có triệu chứng đặc biệt nào khi nhiễm nấm Candida. Nấm Candida sinh dục thường sẽ không không ra biến chứng phức tạp nhưng chúng có thể khiến phụ nữ bị suy giảm hệ miễn dịch. Và chúng có thể lây lan sang em bé nếu bạn mang thai và sinh con. Do đó, hãy nắm rõ các dấu hiệu của Candida sinh dục ở nữ giới để có cách điều trị kịp lúc.

Nguyên nhân khiến nữ giới nhiễm nấm Candida sinh dục

Nấm Candida sinh dục là nguyên nhân hầu hết cho các nhiễm trùng âm đạo và gây ra nhiều căn bệnh phụ khoa. Âm đạo của bạn chứa một hỗn hợp cân bằng của nấm men, bao gồm Candida và vi khuẩn. Một số vi khuẩn sẽ hoạt động để ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm Candida.

Tuy nhiên, khi sự cân bằng này bị đảo lộn, nấm Candida sinh dục sẽ phát triển quá mức. Chúng có thể xâm nhập vào các lớp tế bào của âm đạo và gây ra các triệu chứng nhiễm nấm Candida ở nữ giới.

Một số nguyên nhân khiến nấm Candida ở nữ giới phát triển quá mức, bao gồm:

  • Mang thai.
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormon làm tăng nồng độ estrogen.
  • Sử dụng kháng sinh, gây ra sự mất cân đối trong hệ thực vật tự nhiên âm đạo.

Nhiễm nấm Candida ở nữ giới rất phổ biến. Gần như là 3 trên 4 phụ nữ sẽ nhiễm nấm Candida sinh dục, tức là 75%. Nấm Candida sinh dục rất phổ biến ở phụ nữ mang thai là kết quả của mức độ cao của kích thích tố sinh sản.

Các yếu tố rủi ro dẫn đến nấm Candida ở nữ giới

Ngoài trừ các nguyên nhân gây nấm Candida ở trên, có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida bao gồm:

các yếu tố rủi to gây ra nấm candida sinh dục
Nồng độ estrogen cao, thuốc kháng sinh hay bệnh tiểu đường là các yếu tố làm bạn dễ mắc Candida sinh dục ở nữ giới
  • Sử dụng kháng sinh: Nhiễm trùng nấm men thường gặp ở phụ nữ dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể tiêu diệt một loạt vi khuẩn gây hại. Và nó cũng tiêu diệt vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo của bạn, dẫn đến phát triển quá mức của nấm men.
  • Tăng nồng độ estrogen: Nhiễm trùng nấm men phổ biến hơn ở những phụ nữ có nồng độ estrogen cao. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ dùng thuốc ngừa thai estrogen liều cao hoặc liệu pháp hormon estrogen.
  • Bệnh tiểu đường: Phụ nữ có lượng đường trong máu cao có nguy cơ nhiễm nấm men cao hơn so với phụ nữ có đường huyết được kiểm soát tốt.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Những phụ nữ bị giảm miễn dịch – chẳng hạn như điều trị bằng corticosteroid hoặc nhiễm HIV – có nhiều khả năng nhiễm nấm men hơn.
  • Một số rối loạn di truyền: Chẳng hạn như chứng hấp thu kém hoặc bệnh thiếu máu có thể dễ nhiễm Candida sinh dục hơn.
  • Căng thẳng: Phụ nữ có xu hướng nhạy cảm hơn với nhiễm trùng nấm Candida âm đạo nếu họ bị căng thẳng, stress, thiếu ngủ hoặc ăn uống không đầy đủ chất.
  • Quần áo bó sát, đặc biệt là đồ lót: Môi trường ấm áp, chật hẹp, vệ sinh kém chính là nguy cơ khiến bạn dễ nhiễm nấm Candida sinh dục.

Ngoài ra, một số yếu tố hành vi như thực hành tình dục ví dụ như quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida sinh dục.

Cách chẩn đoán nấm Candida sinh dục ở nữ giới

Để chẩn đoán nấm Candida ở nữ giới, bác sĩ có thể sẽ xem xét lịch sử bệnh án của bạn. Thuốc đang sử dụng hoặc các loại thuốc tròn quá khứ cũng cần được kiểm tả kỹ càng.

Nhiễm nấm Candida âm đạo thường có thể được chẩn đoán bằng cách khám sức khỏe đơn giản. Bác sĩ sẽ xem một mẫu dịch âm đạo qua kính hiển vi tại phòng thí nghiệm.

Một số thủ thuật có thể được sử dụng để chẩn đoán nấm phụ khoa Candida ở nữ giới bao gồm:

  • Kiểm tra độ pH ở âm đạo.
  • Lấy một ích dịch âm đạo để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Thăm dò tế bào của chủng nấm Candida sinh dục.

Nếu bác sĩ nghi ngờ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida sinh dục – như tiểu đường, ung thư hoặc nhiễm HIV, có thể bạn cần xét nghiệm máu hoặc các loại thủ thuật chẩn đoán khác có thể cần thiết.

Điều trị nấm Candida sinh dục ở nữ giới

Điều trị nấm Candida ở nữ giới nhằm kiềm chế nhiễm trùng. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và cơ địa của người nhiễm nấm.

1/ Điều trị y tế

Sau khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cần thiết. Thuốc kháng nấm sẽ giải quyết hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nấm Candida ở nữ giới thông thường. Nhiễm trùng nấm Candida sinh dục có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm bôi trực tiếp vào âm đạo như kem, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn.

thuốc điều trị candida âm đạo
Hiện tại, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng nấm để điều trị nấm Candida sinh dục ở nữ giới

Một số loại thuốc điều trị nấm Candida đường sinh dục phổ biến, bao gồm:

  • Clotrimazole
  • Econazole
  • Fenticonazole
  • Ketoconazole
  • Tioconazole
  • Terconazol
  • Miconazole

Tuy nhiên, ở những người bị suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm nấm Candida có thể khó điều trị và có thể tái phát. Trong những trường hợp này, nấm Candida ở nữ giới đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng nếu nó đi vào máu. Hoặc lây lan sang các cơ quan quan trọng như phổi, thận, tim và não và có thể gây tử vong. Các trường hợp này, nấm Candida sinh dục cần chẩn đoán nhanh chóng và được điều trị theo cách riêng biệt.

2/ Cách trị nấm candida sinh dục tại nhà

Đã có một số biện pháp khắc phục nấm Candida ở nữ giới tại nhà được tìm thấy. Bạn có thể áp dụng các cách này để hỗ trợ điều trị nấm Candida ngay tại nhà.

Các biện pháp điều trị nấm Candida sinh dục ngay tại nhà, bao gồm:

  • Ăn sữa chua mỗi ngày để cân bằng lượng vi khuẩn trong môi trường âm đạo.
  • Uống nước ép việt quất để kiểm chế sự phát triển của nấm Candida sin dục.
  • Thêm tỏi vào công thức nấu ăn. Tỏi là một chất chống oxy hóa và chống nấm rất tốt.
  • Ngủ đầy đủ giấc và hạn chế căng thẳng tối đa cũng là một cách điều hạn chế sự phát triển của nấm Candida sinh dục.

Tuy nhiên, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu nhiễm nấm nặng hơn. Không sử dụng thuốc hay các dung dịch ngâm âm đạo nếu không có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

Phòng ngừa nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ

Để giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ giới, bạn có thể lưu ý một số điều sau:

  • Hãy mặc đồ lót bằng cotton và không vừa vặn quá chặt.
  • Tránh sử dụng kháng sinh uống thường xuyên hoặc kéo dài nếu bạn không cần điều trị bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc nếu có thể.
  • Giữ mức đường trong máu càng bình thường càng tốt nếu bị tiểu đường.
  • Vệ sinh âm đạo và hậu môn nên được rửa thường xuyên và giữ khô sau khi tắm. Không sử dụng chung đồ vật cá nhân với người khác.
  • Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu. Âm đạo có thể tự làm sạch bên trong, do đó bạn chỉ cần vệ sinh bên ngoài là được.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nhất là các loại có mùi thơm.
  • Đối với những người nhiễm HIV, nguy cơ bị tái phát nấm Candida sinh dục là khá cao. Bác sĩ đôi khi kê toa thuốc chống nấm như một biện pháp phòng ngừa.

Nấm Candida âm đạo là một tình trạng phổ biến mà thường có thể can thiệp vào chức năng tình dục của phụ nữ. Mặc dù thông thường nấm Candida ở nữ giới không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó sẽ gây ra nhiều phiền toái. Khi bạn nhiễm nấm Candida sinh dục, hãy cố gắng điều hòa lại lối sống bên cạnh việc điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp mang lại thông tin hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Làm ngay điều này để phòng tránh bị viêm nhiễm nấm âm đạo

Bình luận

Nhiễm nấm Candida sinh dục gây bệnh phụ khoa và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn