Khám phụ khoa sau khi sinh như thế nào, ở đâu?

Việc khám phụ khoa sau sinh là hoàn toàn cần thiết, nhưng vì nhiều lý do mà các sản phụ thường không quan tâm đến điều này và chỉ gặp bác sĩ khi có vấn đề nghiêm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên: Trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh các mẹ cần sắp xếp thời gian để khám phụ khoa cũng như thực hiện các thăm khám khác.

Sự cần thiết của việc khám phụ khoa sau khi sinh

Trải qua quá trình mang thai và “vượt cạn”, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, hệ thống miễn dịch suy giảm, cộng với sự thay đổi nội tiết tố … sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có sẵn trong âm đạo bộc phát, gây ra các bệnh lý phụ khoa.

Sau quá trình sinh đẻ tử cung của chị em bị giãn rộng, sản dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín của chị em luôn trong trạng thái ẩm ướt. Bên cạnh đó, hầu hết chị em phụ nữ khi sinh thường đều bị rạch tầng sinh môn ở giữa tử cung và hậu môn để quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn. Nếu không chú ý đến việc vệ sinh vùng kín sau sinh đúng cách, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không cẩn thận sẽ rất dễ khiến vị trí này bị mưng mủ và dễ gây ra các viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

khám phụ khoa sau khi sinh
Sau sinh, sản phụ có thể đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa và nhiều vấn đề khác

Ngoài ra, cũng không quên nhắc đến trường hợp chị em quan hệ tình dục sớm trong khi bộ phận sinh dục chưa hồi phục hoàn toàn có thể gây tổn thương và tạo điều kiện để các nhân gây bệnh tấn công.

Do đó, việc khám phụ khoa sau sinh theo yêu cầu của bác sĩ và ngay khi có bất thường nào xảy ra có ý nghĩa quan trọng. Khám phụ khoa sau sinh giúp đánh giá sức khỏe phụ khoa cũng như phát hiện sớm các bệnh lý và có phương án xử lý kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ để chăm sóc con tốt hơn.

⇒ Bài viết hữu ích bạn nên xem: Cách xử lý khi bị ra huyết trắng nhiều sau sinh

Khám phụ khoa sau sinh là khám gì?

Sản phụ sẽ được kiểm tra tổng quát cơ quan sinh dục như khám phụ khoa bình thường bao gồm: Khám bên ngoài âm đạo, kiểm tra cổ tử cung và cơ quan sinh dục trên (vòi trứng, buồng trứng, tử cung),… Thông qua thăm khám hậu sản sẽ phát hiện và điều trị sớm các bệnh hậu sản nguy hiểm đến tính mạng và khả năng sinh sản về sau như: băng huyết, sản mòn, sa tử cung, sản dịch, nhiễm khuẩn hậu sản,…

Tuy nhiên nên biết: Khám phụ khoa chỉ là một trong những thăm khám của quy trình khám hậu sản mà thôi. Không chỉ riêng khám phụ khoa, sản phụ cần phải thực hiện các thăm khám ở các cơ quan khác và những xét nghiệm cần thiết sau đây.

Khám hậu sản như thế nào?

1. Xét nghiệm sinh hóa và huyết học:

Để đảm bảo sản phụ đã phục hồi hoàn toàn và ổn định sau sinh, khi khám hậu sản các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm sinh hóa và huyết học, kiểm tra huyết áp. Thông qua các xét nghiệm này, sẽ biết được thể trạng của bạn có tốt hay không. Từ đó, có cách điều trị và phòng tránh sớm các bệnh về huyết áp, tiểu đường,…

xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cũng là kiểm tra cần thiết để đánh giá sức khỏe của sản phụ

2. Khám vú:

Việc khám vú và hai đầu núm vú là để kiểm tra liệu sản phụ có bị tắc tuyến sữa hay nguồn sữa có đảm bảo hay không? Thông qua đó, có thể điều trị sớm tắc tia sữa, để ngăn chặn áp – xe vú hoặc nguy hiểm hơn có thể ung thư vú; đồng thời tư vấn cách điều trị và chăm sóc ngực, để chống ngực chảy xệ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Khám bụng và đáy chậu:

Nếu bạn sinh thường và trong quá trình sinh phải rạch tầng sinh môn thì các bác sĩ sẽ tiến hành khám đáy chậu để kiểm tra vết rạch đã khô và lành hẳn hay chưa. Hoặc nếu có nhiễm trùng sẽ được chỉ định cách điều trị kịp thời. Trường hợp nếu sinh mổ, bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ sau sinh có bị nhiễm trùng hoặc có để lại sẹo hay không và tư vấn giải pháp xử lý hiệu quả.

sa vùng chậu
Một phần tử cung và bàng quang bị sa ra ngoài sau sinh

4. Khám sản dịch:

Khám sản dịch là việc làm quan trọng giúp xác định xem liệu sản dịch như vậy có bình thường hay không. Thông thường phụ nữ sau khi sinh sản dịch sẽ chảy ra trong vòng 2 tháng (khoảng 6 tuần); ban đầu sản dịch, có màu đỏ sau đó chuyển sang nâu, rồi nhạt dần thành màu trắng và trở lại bình thường.

5. Tư vấn các biện pháp tránh thai:

Mang thai ngoài ý muốn sau sinh rất hay gặp, do đó các mẹ thường rất lo lắng đối với vấn đề này. Khi khám hậu sản, các mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp và hiệu quả nhất giúp phòng tránh tình trạng mang thai ngoài kế hoạch.

tư vấn tránh thai
Khi khám hậu sản, sản phụ cũng được tư vấn các biện pháp tránh mang thai hiệu quả

6. Kiểm tra những thay đổi về cơ thể sau sinh:

Các mẹ sẽ được cân kiểm tra xem cân nặng của mình có phù hợp với giai đoạn này hay không và nếu thừa cân sẽ nhận được những lời khuyên về các bài tập thể dục hoặc chế độ dinh dưỡng giúp giảm cân, lấy lại vóc dáng trước khi mang bầu và phòng tránh các bệnh lý có liên quan.

!!!LƯU Ý: Việc khám hậu sản được khuyên nên thực hiện từ 4 – 6 tuần sau sinh, nhưng trong trường hợp sau cần khám hậu sản khẩn cấp:

  • Sản phụ bị ngất hoặc bất tỉnh .
  • Ra nhiều máu, máu có màu đỏ tươi kèm những cục máu đông.
  • Sốt cao, đau bụng dữ dội và cơn đau tăng dần lên.
  • Nôn, ói kèm tiêu chảy.
  • Sản dịch có màu bất thường hoặc có mùi hôi khó chịu.
  • Vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường, hoặc vết khâu ở bụng khi sinh mổ có triệu chứng bị sưng, đỏ, chảy dịch.
  • Nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, móng tay trắng nhợt, cơ thể mệt mỏi, thở gấp, thở hổn hển, mạch đập nhanh kèm hoa mắt, chóng mặt.

Khám sau sinh ở đâu?

khám phụ khoa sau khi sinh ở đâu

Bạn có thể đến các bệnh viện có cung cấp dịch vụ sản phụ khoa hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám hậu sản. Tuy nhiên cần lưu ý là hiện tại có rất nhiều địa chỉ khám sản phụ khoa nhưng không phải ở đâu cũng tốt. Hãy tham khảo ý kiến, tìm hiểu và lựa chọn một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có:

+ Được cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đúng quy định.

+ Đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao.

+ Chi phí khám chữa được công khai rõ ràng, minh bạch.

+ Hệ thống trang thiết bị chuyên khoa tiên tiến, hiện đại.

+ Môi trường khám chữa bệnh vô trùng đủ tiêu chuẩn.

+ Áp dụng phương pháp khám chữa bệnh phụ khoa mới, cho hiệu quả cao.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho chị em!

❤ Bạn nên xem thêm:

Bình luận

Khám phụ khoa sau khi sinh như thế nào, ở đâu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn