Từng đau “xoắn ruột gan” mỗi kỳ đèn đỏ, cô nàng 26 tuổi tiết lộ bí quyết thoát khỏi an toàn

“Người ta đau đẻ thì chỉ trải qua một lần hoặc cùng lắm vài lần trong đời. Còn đau bụng kinh thì tháng nào em cũng phải đối mặt. Cứ mỗi khi hết tháng là có cảm giác như vừa chết đi sống lại ạ” – đây là những tâm sự của cô nàng Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội), người phải sống chung với những cơn đau bụng kinh dữ dội trong nhiều năm trời trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền.

15 năm bị cơn đau bụng kinh hành hạ

Hà Vi hiện đang làm quản lý một phòng tập gym lớn tại Thanh Xuân (Hà Nội). Công việc của cô không quá vất vả, nhưng thường phải thức khuya dậy sớm và đi lại nhiều. Với vóc dáng cân đối, khỏe mạnh vì đã tập gym lâu năm và phong cách thời trang theo xu hướng tomboy, nên mọi người đều gọi Hà Vi là “chị đại”. Ấy vậy mà “nữ cường nhân” này lại hóa “bánh bèo vô dụng” vài ngày mỗi tháng mỗi khi “bà dì ghé thăm”.

Không biết mọi người thế nào, chứ cứ mỗi khi đến tháng là em lại bị đau bụng kinh hoàng. Đau đến mức không đi nổi, mắt mờ, chân run. Như muốn bứt cả tử cung ra ngoài”, Hà Vi kể.

Hà Vì đã từng trải qua những cơn đau bụng kinh tưởng như "chết đi sống lại"
Hà Vì đã từng trải qua những cơn đau bụng kinh tưởng như “chết đi sống lại”

Có kinh nguyệt từ khi mới học lớp 6, cũng như nhiều cô bé khác, Hà Vi đã rất hoảng hốt khi đột nhiên thấy đũng quần lót dính máu đỏ và cảm giác đau bụng râm ran. Cũng may, mẹ đã phát hiện ra kịp thời, nói cho cô đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chứng tỏ cô đã lớn và hướng dẫn cô cách sử dụng băng vệ sinh. Thế nhưng, điều đó là không đủ, vì dù đã hiểu cách ngăn “nước tràn bờ đê”, nhưng cô bé vẫn không biết làm sao có thể giảm các cơn đau thắt ở bụng dưới.

Hà Vi kể rằng có bữa đang ngồi trong lớp học thì “dâu rụng”. Lúc đó chân tay cô lạnh như băng, người vã mồ hôi lạnh và cảm giác muốn ói ngay lập tức. Vừa vào tới nhà vệ sinh là cô nàng đã nôn thốc nôn tháo, đau đớn như ruột gan, tử cung đang xoắn hết vào với nhau. Hà Vi không bao giờ quên được ánh mắt của thầy và mấy bạn nam khi nhìn cô bước vào lớp, như thể cô “mới sinh một em bé trong nhà vệ sinh vậy”.

Đến hẹn lại lên, mỗi tháng, Hà Vi đều phải nghỉ học 3 – 4 buổi vì đau bụng kinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với việc học tập của cô. Không chỉ vậy, cô còn không nhận được sự cảm thông từ thầy cô và bạn bè.

Đau đớn đã đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn là ai cũng bảo em giả đò”, Hà Vi tâm sự, “Ngay cả các bạn gái cũng kêu em điệu bộ rớt mồng tơi. Vì các bạn cũng có kinh, cũng đau khi tới kỳ, nhưng mà có bạn nào đau tới mức phải nghỉ học như em đâu. Bởi thế em mới tập gym. Nhìn em thì có vẻ mạnh mẽ thế thôi, chứ thực ra cũng yếu đuối lắm”.

Đau bụng kinh có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm, chớ dại chủ quan

Bác sĩ Tây y “bó tay”, không tìm ra cách chữa đau bụng kinh vĩnh viễn

Con gái tuổi mới lớn có rất nhiều nỗi sợ, sợ mụn trứng cá, sợ ngực “lép”, sợ “nấm lùn”… còn Hà Vi chỉ sợ “đến ngày”. Sau khi áp dụng đủ các cách giảm đau, từ chườm nước ấm, ăn kẹo đậu đỏ, uống thuốc giảm đau… cô đành buông xuôi, chấp nhận sống chung với nó.

Vào những dịp quan trọng, như thi học kỳ, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp hoặc sắp đi du lịch, cô đều phải uống thuốc tránh thai để trì hoãn “rụng dâu”. Riết rồi thuốc tránh thai cũng không còn tác dụng, lại còn gây hại cho sức khỏe, nên cô chẳng dám dùng nữa. Dùng thuốc giảm đau nhiều cũng bị “nhờn thuốc”, không thấy giảm đau làm mấy. Cô tự an ủi bản thân rằng dần dần tình trạng sẽ thuyên giảm, không đáng ngại nữa.

Đau bụng kinh khiến cuộc sống của các bạn gái trở nên bất tiện, khó khăn hơn
Đau bụng kinh khiến cuộc sống của các bạn gái trở nên bất tiện, khó khăn hơn

Ngay cả khi đã trưởng thành và đi làm, cơn đau bụng kinh vẫn không buông tha, vẫn làm phiền cô mỗi kỳ “đèn đỏ”. Khổ nỗi, đi khám thì bác sĩ cũng chỉ bảo rằng do cơ địa và Hà Vi hoàn toàn khỏe mạnh, không bị bất thường ở tử cung, cũng không bị lạc nội mạc tử cung thường gặp ở nhiều người gặp triệu chứng như cô.

Cô tìm hiểu một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, “chữa đau bụng kinh” được quảng cáo rầm rộ, dùng 6 viên mỗi ngày. Thời gian đầu có nhận thấy sự chuyển biến tích cực, đau có giảm đi một chút. Tuy nhiên, kỳ kinh sau lại bị lệch những 20 ngày mặc dù trước đây chu kỳ của cô rất đều đặn. Phải tới khi bỏ sử dụng sản phẩm này thì kinh nguyệt của cô mới đều trở lại.

Đúng là lúc nó tới thì đau muốn chết, mong nó đừng có tới nữa. Nhưng khi không thấy có kinh đúng ngày thì lại lo chị ạ. Thà bị đau còn hơn là chệch choạc ngày, sợ lắm”, Hà Vi nói.

Từ đấy, cô không dám dùng thuốc hay thực phẩm chức năng linh tinh nữa và lại tiếp diễn những ngày dài “vật vã” vì đau bụng kinh.

Cuộc sống của Hà Vi đã thay đổi khi tìm đến y học cổ truyền. Một chị khách quen của phòng tập gym nơi Hà Vi làm quản lý đã “khai sáng” cho cô cách chữa đau bụng kinh dứt điểm mà trước giờ cô chưa từng nghĩ tới. Chị khách này cũng đã nhiều năm bị đau bụng kinh “chết đi sống lại”, thậm chí còn bị ngất vì không chịu nổi cơn đau. Sau đó, chị này đã đi khám tại thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà và chấm dứt được nỗi khổ này.

Chấm dứt cơn ác mộng nhờ Đông y

Nghe theo chỉ dẫn của chị khách, Hà Vi đã tới Phòng khám Đông y Việt Nam, địa chỉ 4Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội (Hà Nội) để gặp bác sĩ Đỗ Thanh Hà.

Vị bác sĩ này cho hay đau bụng kinh là tình trạng đau đớn ở phần bụng dưới trong kỳ kinh, thường gặp ở giai đoạn mới dậy thì và phụ nữ trẻ. Chị em đã sinh con thường ít bị đau hơn những người chưa sinh nở.

Hiểu thêm về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – 40 năm điều trị các bệnh phụ nữ bằng YHCT

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà - chuyên gia sản phụ khoa được nhiều chị em tin tưởng và chuyên gia đánh giá cáo
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – chuyên gia sản phụ khoa được nhiều chị em tin tưởng và chuyên gia đánh giá cáo

Tùy vào cơ địa của từng chị em mà thời gian kéo dài cơn đau bụng kinh sẽ khác nhau. Đau bụng kinh có thể xuất hiện trước hoặc trong mỗi kỳ “rụng dâu”, kéo dài 2 ngày hoặc vài ngày. Có người chỉ đau âm ỉ, không đáng ngại, nhưng cũng có người đau quằn quại như muốn “chết đi sống lại”. Cơn đau có thể kèm theo nhức đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chướng bụng… Nhiều chị em có cảm giác thôi thúc đi ngoài, chân tay lạnh, bủn rủn.

Đối với những chị em bị đau bụng dữ dội khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt phần lớn là do cơ địa, nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân là do bệnh lý nào đó. Theo Tây y, tình trạng này có thể là dấu hiệu của cổ tử cung quá hẹp, tử cung co thắt quá mức, bất thường ở vị trí tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc mắc viêm nhiễm phụ khoa. Các nhà di truyền học còn cho rằng nếu các bạn gái có mẹ bị đau bụng kinh dữ dội thì họ cũng có nguy cơ bị đau bụng kinh rất cao.

Dưới góc độ Đông y, bác sĩ Đỗ Thanh Hà giải thích rằng: “Đau bụng kinh hay thống kinh là do vận hành khí và huyết bị ngăn trở. Kinh nguyệt là do huyết hóa ra, trong khi đó huyết lại tùy vào khí để vận hành. Đó là lý do vì sao khi khí huyết suy kém, ứ trệ thì sẽ làm kinh xuống không thông, gây ra hiện tượng thống tắc bất thông hay đau bụng kinh”.

Đối với trường hợp của Hà Vi, cô thường bị căng, đau dữ dội ở bụng dưới đầu mỗi chu kỳ. Cảm giác nổi cục cứng ở bụng, chườm hay đè vào theo cách thông thường không những không giảm đau mà còn đau thêm. Đau cảm thưởng như phát sốt. Hành kinh không xuống thông, có màu đen sẫm. Nếu có cục huyết ra thì cơn đau giảm nhẹ đi. Sau mỗi khi hành kinh, lượng kinh có thể vẫn rỉ rả hoặc tắt ngưng. Sắc mặt tím tái, da khô, có thể bị táo bón, bề mặt lưỡi không tươi tắn mà chuyển màu tím sẫm, mạch trầm sác.

BỊ ĐAU BỤNG KINH DỮ DỘI, CHỮA MÃI KHÔNG DỨT ĐIỂM?

Đây đều là những triệu chứng của huyết ứ, ứ huyết tích lâu ngày sinh ra đau. Bởi vậy, để trị dứt điểm tình trạng này của Hà Vi, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã chỉ định cô sử dụng bài thuốc hoạt huyết, tiêu ứ trệ. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc: Đào nhân, ngưu tất, hồng hoa, cát cánh, đương quy, sài hồ, sinh địa, chỉ xác, xuyên khung, cam thảo và xích thược.

Bác sĩ Hà cũng hỏi han kỹ lưỡng về việc Hà Vi có đang dùng thuốc chống đông máu, như Aspirin, Clopidogrel hay Warfarin không. Nếu dùng những thuốc này thì sẽ không sử dụng bài thuốc trên để chữa đau bụng kinh được. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng không nên dùng cho những người đang bị xuất huyết, bị loét dạ dày tá tràng hoặc tiền căn xuất huyết não.

Rất may, ngoại trừ đau bụng kinh thì sức khỏe của Hà Vi rất tốt, nên có thể sử dụng bài thuốc chữa đau bụng kinh do huyết ứ của bác sĩ Hà an toàn.

Dược liệu được dùng cho bài thuốc luôn đảm bảo các yếu tố phù hợp với sức khỏe người bệnh
Dược liệu được dùng cho bài thuốc luôn đảm bảo các yếu tố phù hợp với sức khỏe người bệnh

Trong thời gian sử dụng thuốc, Hà Vi không cảm thấy bất tiện hoặc có vấn đề gì bất thường.

Ban ngày phải đến phòng tập, buổi tối thì còn bao nhiêu việc nên không có thời gian nấu thuốc. Hên cái là cô Hà đã nấu sẵn giúp em rôi. Em cứ đi làm là mang theo, không bất tiện gì hết. Khi uống cũng không thấy khó chịu gì, cũng không bị chảy máu bất thường gì cả”, Hà Vi hồ hởi nói.

Kết quả thật tuyệt vời! Dùng thuốc mới hơn chục ngày là tới tháng, Hà Vi đã thấy cơn đau bụng kinh giảm rõ rệt cả về tần suất và mức độ. Nếu trước đây, mỗi khi tới tháng là cô đều phải nằm bẹp trên giường, không thiết tha ăn uống gì cả, thì bây giờ cô đã cảm thấy thoải mái hơn. Cô có thể đi lại bình thường, ngủ ngon giấc hơn và ăn cũng ngon miệng hơn.

Kiên trì dùng một liệu trình 3 tháng, cho tới nay là hơn 1 năm trôi qua, những ngày rụng dâu đối với Hà Vi đã không còn là cực hình nữa. Cô có thể đi làm bình thường, lạc quan và yêu đời hơn hẳn.

Hà Vi vui mừng chia sẻ: “Em thấy mình vô cùng sáng suốt khi quyết định tới thăm khám ở chỗ cô Hà. Thỉnh thoảng em chỉ thấy đau lâm râm, chỉ cần uống chút nước ấm hoặc hoạt động nhẹ nhàng là ổn. Tiếc là không gặp cô Hà sớm hơn. Các bạn gái bị đau bụng kinh như em đừng âm thầm chịu đựng hay để quá lâu, hãy đến gặp cô Hà ngay nhé. Em tin rằng mọi người sẽ không thất vọng đâu ạ!”.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà phân tích các phương pháp điều trị viêm phụ khoa trong Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, XEM THÊM TẠI ĐÂY

Nhiều báo đài uy tín đưa tin về bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Nhiều báo đài uy tín đưa tin về bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Khi gặp các vấn đề về kinh nguyệt, như đau bụng kinh, thưa kinh, vô kinh… chị em có thể liên hệ với thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà theo địa chỉ:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Thông tin quan trọng:

Bình luận

Từng đau “xoắn ruột gan” mỗi kỳ đèn đỏ, cô nàng 26 tuổi tiết lộ bí quyết thoát khỏi an toàn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn