Phác đồ điều trị viêm niệu đạo mới nhất
Viêm niệu đạo có thể do lậu hoặc không. Bệnh viêm niệu đạo thường khỏi hẳn nếu can thiệp chữa trị sớm và đúng cách theo phác đồ điều trị viêm niệu đạo mới nhất dưới đây. Nếu không bệnh sẽ gây ra biến chứng viêm bàng quang, viêm bể thận,… nguy hiểm và khó chữa.
Bệnh viêm niệu đạo được chia làm hai nhóm: Viêm niệu đạo do lậu và không do lậu. Qua các xét nghiệm cần thiết, khi đã xác định được nguyên nhân gây viêm niệu đạo là gì, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bệnh viêm niệu đạo phù hợp cho từng trường hợp.
➡ Có thể bạn quan tâm: Viêm niệu đạo có tự khỏi không?
Phác đồ điều trị bệnh viêm niệu đạo hiện nay
1. Đối với viêm niệu đạo do lậu:
Mặc dù bệnh nhân có triệu chứng viêm niệu đạo do lậu nếu không điều trị thì sau vài ngày đến vài tuần sẽ giảm triệu chứng cấp tính nhưng có thể xảy ra biến chứng tại chỗ như: viêm niệu đạo sau gây đái són đau, viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh và tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn, viêm tuyến Cowper, tuyến Tyson và làm tăng nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Do đó, trường hợp này cần điều trị sớm theo phác đồ sau:
- Cefixime 400 mg, uống liều duy nhất.
- Hoặc Ceftriaxone 250 mg, tiêm bắp liều duy nhất.
- Hoặc Spectinomycin 2 g tiêm bắp liều duy nhất.
**Lưu ý: Ở Việt Nam tại một số vùng, lậu cầu kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, Penixilin và Kanamycin.
2. Đối với viêm niệu đạo không do lậu:
Viêm niệu đạo không do lậu thường do các tác nhân như: Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium, Trichomonas vaginalis, Candida albicans, Herpes simplex virus, Streptococcus, Staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli. Do đó, tùy từng “thủ phạm” mà việc lựa chọn thuốc điều trị cũng khác nhau.
❖ Điều trị người bệnh nhiễm Trichomonas
Thuốc được lựa chọn là metronidazol: Metronidazol 500 mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần đưa thuốc 12 giờ. Dùng thuốc trong 7 ngày.
**Lưu ý: Điều trị đồng thời cho cả bạn tình.
❖ Điều trị người bệnh nhiễm Chlamydia và Mycoplasma:
Có thể lựa chọn một trong các thuốc sau:
- Azithromycin viên 1 gram. Uống liều cao nhất.
- Doxycyclin 100 mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần đưa thuốc 12 giờ. Dùng trong 7 ngày.
- Ofloxacin 300 mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần đưa thuốc 12 gi. Dùng thuốc trong 7 ngày.
- Erythromycin 500 mg/lần, uống 4 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần đưa thuốc 6 giờ. Dùng thuốc trong 14 ngày.
**Lưu ý: Điều trị cho cùng bạn tình. Trong các thuốc điều trị thì Doxycycline và Azithromycin là lựa chọn ưu tiên.
❖ Điều trị người bệnh viêm niệu đạo do nấm:
Viêm niệu đạo do nấm ít gặp, nấm gây viêm niệu đạo thường gặp nhất là nấm Candida albicans. Thuốc điều trị chống nấm có thể lựa chọn là:
+ Fluconazol viên 50 mg, 150 mg. Cách dùng:
- Uống một liều duy nhất 150 mg.
- Điều trị cho cả người bệnh và người cùng quan hệ tình dục.
- Điều trị dự phòng nấm âm đạo tái phát ( nguồn lây ): Liều 150 mg uống 1 lần trong tháng. Thời gian dự phòng 6 – 12 tháng.
+ Itraconazol viên 100 mg. Mỗi ngày uống 2 viên, 1 lần trong ngày ( sau bữa ăn ). Dùng trong 3 – 5 ngày.
**Lưu ý: Các thuốc chống nấm hiếm khi gây dị ứng, nhưng có thể gây tác dụng độc với gan, thận. Vì vậy cần theo dõi chức năng gan, thận khi dùng thuốc.
❖ Điều trị viêm niệu đạo do vi khuẩn thông thường
Lựa chọn điều trị tương tự như điều trị viêm bàng quang cấp tính, tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Nếu không có kết quả cấy vi khuẩn: Lựa chọn một trong các thuốc trong các nhóm kháng sinh: fluoroquinolone, beta-lactam, trimethoprim-sulfamethoxazol với liệu trình từ 3 – 5 ngày.
**Lưu ý: Cần giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và phối hợp điều trị bệnh viêm âm đạo. Những hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa viêm niệu đạo khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
➡ Bạn nên xem thêm: Nên khám viêm niệu đạo ở đâu?
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!