Chảy máu sau khi làm Leep có sao không?

Chảy máu sau khi làm Leep có sao không là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ sau khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp Leep thường hay thắc mắc. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng giải đáp băn khoăn này cho những ai đang lo lắng.

Làm Leep là gì?

Làm leep là gọi tắt của việc thực hiện phẫu thuật bằng loại dao chuyên dụng là dao Leep. Thông thường những phẫu thuật có dùng dao leep là can thiệp ngoại khoa nhỏ bằng cách sử dụng sóng tần cao tiếp xúc với khu vực bị bệnh của bệnh nhân. Cụ thể là các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một quai dây điện với điện thế thấp và đưa vào cắt các biểu mô bị tổn thương ở tử cung.

Việc sử dụng sóng tần cao áp này có tác dụng loại bỏ các tế bào bị tổn thương, viêm nhiễm và làm cho bệnh không bị tái phát. Thông thường thì dùng dao leep để phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất trong việc chữa viêm lộ tuyến cho các chị em phụ nữ. Chính vì vậy mà khi nói làm Leep nhiều người nghĩ ngay đến việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cho nữ giới bằng dao leep.

Ngoài việc loại bỏ các tế bào gây bệnh thì phẫu thuật với dao leep còn có khả năng cầm máu tốt đông thời kích thích tái tạo niêm mạc tử cung, có khả năng hỗ trợ vùng kín nhanh chóng hồi phục. Độ chính xác của phương pháp này được xác nhận đến từng mm, và các tế bào không nhiễm bệnh xung quanh sẽ được đảm bảo an toàn. Do đó nhiều người bỏ chi phí lựa chọn làm Leep để chữa trị nhanh chóng, hiệu quả bệnh của mình, đặc biệt là bệnh viêm lộ tuyến.

Ngoài việc dùng phổ biến trong điều trị viêm lộ tuyến thì làm Leep còn được dùng điều trị những tổn thương tử cung khác của phụ nữ như: ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, tổn thương tiền ung thư, tầm soát tế bào tiền ung thư, polyp tử cung…

Hiệu quả và tiện lợi vô cùng, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng kĩ thuật dao leep này. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân trải qua các xét nghiệm và loại bỏ nhưng bệnh nhân không được làm thủ thuật Leep. Các đối tượng:

  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung loại xâm lấn.
  • Đang bị nhiễm trùng cổ tử cung, âm đạo.
  • Mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.

Chảy máu sau khi làm Leep có sao không?

Thông thường việc chảy máu sau khi làm leep không có gì đáng ngại và hầu như đều có hiện tượng này xảy ra sau khi phẫu thuật leep.

Để xác nhận được việc chảy máu sau khi làm leep có nguy hiểm hay không thì chúng ta phải dựa trên mức độ.

Theo đó việc chảy máu sau khi làm leep là bình thường nếu:

  • Trong tuần đầu tiên ra dịch màu nâu.
  • Tuần thứ 2 và thứ 3 ra ra máu như kinh nguyệt do vùng cắt đốt có hiện tượng u bong vảy ra ngoài. Có thể kèm theo biểu hiện đau bụng nhẹ.
  • Máu ra có màu hồng nhạt, hoặc đỏ sẫm và kèm theo dịch nhầy.
  • Lượng máu ra tương đương với máu kinh nguyệt thông thường.

Ngược lại nếu các bạn thấy những triệu chứng:

  • Máu chảy ra quá nhiều.
  • Âm đạo ra dịch và có mùi hôi khó chịu.
  • Bụng đau nhiều.
  • Có thể bị sốt kèm theo đau đầu, chóng mặt.

Ngay lập tức bạn cần phải đến cơ sở y tế và gặp bác sĩ điều trị để tái khám và xử lý tránh những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.

Làm gì để tránh biến chứng sau phẫu thuật Leep

Sau khi phẫu thuật leep các bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh và thuốc kháng viêm để bệnh nhân dùng trong 1 tuần. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ vết thương mau lành và tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh việc uống thuốc đúng quy định thì chúng ta còn phải tuân thủ những lưu ý dưới đây để đảm bảo sức khỏe:

  • Không quan hệ tình dục sau khi phẫu thuật trong thời gian tối thiểu là 6 tuần. Điều này đảm bảo vết thương đủ thời gian để hồi phục và nhất là hạn chế chảy máu sau khi làm leep. Nếu bạn không thực hiện được điều này thì đầu tiên bạn sẽ thấy máu chảy nhiều.
  • Không được tắm bồn, ngâm nước vùng kín lâu.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, quần lót khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, hải sản, và dùng các chất kích thích có trong rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Không tham gia bơi lội, đạp xe, các môn thể thao vận động khác trước khi có kết luận bình phục hoàn toàn từ bác sĩ.

  • Không vận động mạnh trong thời gian 6 tuần sau khi làm leep.
  • Tái khám đúng hẹn, thường sau 8 tuần là bạn nên thực hiện tái khám để các bác sĩ kiểm tra vết thương đã liền sẹo chưa và có phát sinh thêm tổn thương nào nữa không.

Hi vọng những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp các chị em giải đáp được những thắc mắc liên quan đến việc điều trị bệnh phụ khoa bằng dao leep. Đón đọc chuyên mục của chúng tôi để biết nhiều hơn về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Ẩn

Bình luận

Chảy máu sau khi làm Leep có sao không?

Bình luận

  1. Hồng says: Trả lời

    Chào bác sĩ. 2 tuần trước e có đi khám và bác sĩ kết luận e bị viêm lộ tuyến độ 2. Sau khi siêu âm ,làm xét nghiệm và nội soi thì bsĩ khuyên e nên làm tiểu phẫu cắt viêm lộ tuyến bằng dao leep. Đến nay đã 2 tuần e chưa đi khám lại, hiện tại e không còn ra dịch vàng hay ra máu gì nữa. Chỉ hơi tức lưng và ra dịch màu trắng và nhờn. Không biết đây có là dấu hiệu gì bất thường không? E đang rất lo lắng. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. E cảm ơn ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn