Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?

Thắc mắc của bạn đọc

Em thử thai bằng que thử thai và kết quả là có 2 vạch. Sau khoảng 3 tuần có thai, quyết định đi khám thai. Bác sĩ siêu âm đầu dò không thấy túi thai, tử cung không đầy lên. Nồng độ beta sau kiểm tra là 384. Sau khi kiểm tra bác sĩ kết luận em chắc chắn có thai, hẹn tái khám để kiểm tra lại túi thai. Lúc về thì em bị chảy máu hồng. Vậy siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?

(L.Thúy – TPHCM)

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?
Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?

Đối với những trường hợp thử thai thấy 2 vạch và thử beta Hcg trong máu thì việc có thai là điều chắc chắn. Tuy nhiên nếu siêu âm đầu dò không phát hiện túi thai, có dấu hiệu rỉ máu, thì có khả năng cao là thai của bạn nằm ngoài tử cung và dọa sẩy thai. Thông thường thai ngoài tử cung thường chiếm tỉ lệ từ 4,5 – 10,5 phần ngàn. Điều này có nghĩa là cứ 1000 phụ nữ mang thai thì sẽ có 4 – 10 người bị thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, người bị vỡ thai ngoài tử cung một lần thì có khả năng bị thai ngoài tử cung trở lại.

Việc chảy máu sau khi siêu âm không liên quan đến việc siêu âm đầu dò mà do thai ngoài tử cung. Trước mắt bạn cần theo dõi kỹ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và có những can thiệp phù hợp nhất.

Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung, dù muốn hay không thì cũng cần kết thúc thai kỳ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ vì thai ngoài tử cung có thể vỡ, dọa sẩy thai bất cứ lúc nào. Tùy theo tình trạng của thai ngoài tử cung mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp can thiệp như:

  • Sử dụng thuốc uống để kết thúc thai kỳ.
  • Sử dụng thuốc đặt để kết thúc thai kỳ.
  • Dùng các loại thuốc tiêm.
  • Một số trường hợp cần điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) nhằm lấy đi khối thai.

Nhiều chị em thắc mắc siêu âm đầu dò có phát hiện thai sớm hơn các phương pháp khác? Cùng đi tìm lời giải liên quan đến vấn đề Có phải siêu âm đầu dò phát hiện thai sớm không?

Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung

Lưu ý sau điều trị mang thai ngoài tử cung

Sau khi thai phụ điều trị thai ngoài tử cung và ổn định sức khỏe thì vẫn có khả năng mang thai trở lại. Tùy thuộc vào tình trạng thai ngoài tử cung trước đây ở mức độ nào mà khả năng mang thai trở lại ở phụ nữ có thể khác nhau. Đối với những phụ nữ điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc thì cần thời gian lâu hơn để ổn định sức khỏe trước khi mang thai trở lại.

Đối với những trường hợp có thai ngoài tử cung trước đây thì nguy cơ bị lại khoảng 10%. Nguy cơ này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Vòi trứng có bị viêm nhiễm, tắc hẹp hay không? Nếu có thì khả năng có thai ngoài tử cung trở lại sẽ cao hơn những trường hợp vòi trứng, tử cung không bị viêm tắc.
  • Những trường hợp điều trị bằng mổ nội soi xẻ dọc vòi trứng hút lấy thai và bảo tồn tai vòi thì tại vị trí chỗ xẻ vòi trứng lần trước, vòi tai và lòng tai dễ bị tổn thương, hẹp dẫn đến nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung tái phát trở lại.
  • Nếu phẫu thuật không cắt sát đoạn kẽ cắm vào tử cung thì có nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung trên mỏm cụt của vòi trứng đã cắt trước đây.
Chị em từng mang thai ngoài tử cung một lần nên tham khảo với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn
Chị em từng mang thai ngoài tử cung một lần nên tham khảo với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn

Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung trước đây, chị em phụ nữ nên lưu ý trao đổi với bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu thai kỳ mới để bác sĩ có những hướng dẫn phù hợp, giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung trở lại, giúp bạn đảm bảo thai kỳ mới an toàn hơn. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này để có những hướng điều trị phù hợp an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thông tin tham khảo hữu ích dành cho chị em

Bình luận

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn