Vì sao siêu âm đầu dò không thấy thai?

Thắc mắc của bạn đọc

“Năm nay mình 25 tuổi, đã kết hôn được 1 năm rưỡi. Khi bị trễ kinh khoảng 8 ngày thì mình có thử nước tiểu bằng que và lên 2 vạch. Nhưng khi đi siêu âm đầu dò không thấy thai. Vậy có bị sao không và mình có thai không. Mấy hôm nay mình vẫn ăn uống bình thường mà không có dấu hiệu gì cả, mình cũng không có chảy máu vùng kín. Đôi khi có cảm giác hơi ran ran bụng dưới. Mong chuyên mục cho mình lời khuyên bây giờ mình phải làm sao?”

(K,L. Quận 2)

Vì sao siêu âm đầu dò không thấy thai?
Vì sao siêu âm đầu dò không thấy thai?

Siêu âm đầu dò không thấy thai là bị gì?

Với trường hợp như trong thắc mắc của bạn L, nếu chậm kinh nhiều ngày và kết quả trên que thử thai là 2 vạch thì khả năng rất cao là bạn đã có thai. Tuy nhiên nếu siêu âm bằng đầu dò không phát hiện thấy thai thì có khả năng là bạn đã có thai ngoài tử cung hoặc bạn đã có thai nhưng sẩy thai. Hiện tại theo như mô tả của bạn thì bạn không chảy máu nên khó có khả năng sẩy thai.

Thông thường siêu âm đầu dò thường được chỉ định thực hiện để kiểm tra một số vấn đề về sức khỏe của nữ giới như:

  • Kiểm tra những bất thường xảy ra ở vùng chậu của nữ giới, nhất là đau vùng xương chậu không rõ nguyên nhân.
  • Kiểm tra trong những trường hợp nghi ngờ mang thai và mang thai ngoài tử cung.
  • Kiểm tra u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung ở nữ giới.
  • Kiểm tra để tìm kiếm vị trí thích hợp chuẩn bị cho việc đặt vòng tránh thai đối với nữ giới muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Bên cạnh đó, trong thai kỳ, bác sĩ cũng có thể thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra một số vấn đề như:

  • Giúp chẩn đoán trong những trường hợp nghi ngờ sẩy thai.
  • Xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu bất thường.
  • Ngoài ra siêu âm đầu dò cũng giúp theo dõi nhịp tim của thai nhi khi mang thai.
  • Phát hiện các bất thường cũng như có kế hoạch can thiệp sớm trong những trường hợp có nguy cơ sinh non.

Sau khi siêu âm đầu dò âm đạo, bệnh nhân có thể hơi khó chịu. Sau một thời gian ngắn, bác sĩ có thể đưa ra kết quả siêu âm đầu dò và tư vấn những hướng điều trị cho bệnh nhân nếu như phát hiện những dấu hiệu bệnh lý sau khi thực hiện siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò có thể giúp phát hiện một số vấn đề bất thường
Siêu âm đầu dò có thể giúp phát hiện một số vấn đề bất thường

Siêu âm đầu dò không thấy thai phải làm sao?

Như đã nói ở phần đầu bài viết, sau khi đã thử thai bằng que và có hai vạch thì khả năng có thai của bạn là rất cao. Tuy nhiên siêu âm đầu dò không thấy túi thai thì có 2 khả năng là sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu sẩy thai thường đi kèm chảy máu và đau bụng dưới. Nếu như thai ngoài tử cung thì sẽ không có những triệu chứng chảy máu.

Bạn có trao đổi với bác sĩ điều trị, thực hiện thêm xét nghiệm định lượng Beta Hcg trong máu. Nếu có thì khả năng bạn mang thai là chắc chắn. Lúc này khả năng rất cao là bạn có thai ngoài tử cung.

Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung, bạn cần hết sức bình tĩnh. Thông thường, thai ngoài tử cung thường nằm ở những vị trí không phải tại tử cung, thường là tại vòi trứng. Trung bình cứ 1000 người thì có 4 – 10 người bị thai ngoài tử cung. Đối với những bệnh nhân nghi ngờ thai ngoài tử cung, bệnh nhân cần được nhập viện và theo dõi để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe của chị em như:

  • Theo dõi tình trạng đau bụng xảy ra ít hay nhiều ở thai phụ.
  • Kiểm tra tình trạng huyết ở bệnh nhân có nhiều hay không.
  • Bệnh nhân có các cảm giác thốn ở hậu môn, có cảm giác buồn đi cầu nhiều hay không.
  • Theo dõi sát tình trạng mạch và huyết áp của bệnh nhân.
Siêu âm đầu dò không thấy thai có khả năng thai ngoài tử cung
Siêu âm đầu dò không thấy thai có khả năng thai ngoài tử cung

Do thai ngoài tử cung khó có thể phát triển bình thường và sớm muộn sẽ vỡ và chảy máu. Chính vì vậy các bác sĩ sẽ tư vấn để lấy đi khối thai bằng phẫu thuật hoặc sử dụng một số thuốc để giúp làm cho khối thai tự tiêu biến, không làm vỡ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Thông thường một số giải pháp điều trị trong những trường hợp thai ngoài tử cung gồm có:

  • Điều trị phẫu thuật (ngoại khoa) để lấy đi khối thai. Một số trường hợp có thể thực hiện mổ nội soi hoặc mổ hở. Mổ hở thường áp dụng cho những trường hợp khối thai đã có dấu hiệu vỡ, có máu trong ổ bụng. Mổ nội soi có thể áp dụng cho thai phụ chưa có dấu hiệu vỡ khối thai.
  • Sử dụng thuốc thường dùng Methotrexate tiêm vào khối thai để làm khối thai tiêu biến tự nhiên do methotrexate cạnh tranh với acid folic – vốn là thành phần thiết yếu giúp tăng trưởng bào thai.

Có thể nói chấm dứt thai kỳ đối với thai ngoài tử cung là vấn đề bất đắc dĩ, không mong muốn nhằm đảm bảo an toàn cho thai phụ. Chính vì vậy trong trường hợp của bạn nên chú ý thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có kế hoạch can thiệp sớm.

Thông tin hữu ích dành cho bạn

Bình luận

Vì sao siêu âm đầu dò không thấy thai?

Bình luận

  1. Anne says: Trả lời

    E 26t ,trễ kinh hơn 13 ngày nhưng test que k thay j ,siêu âm lân ₫ầu thấy dấu hiệu mờ,lần 2 thi k thay gì .mà bụng thường xuyên ₫au khó chịu cho hoi e co thai hay bị j khác ạ

  2. Vuthihien says: Trả lời

    Em cham kinh 7 ngay roi nhung thu que va sieu am dau do deu k thay co thai nhu vay co chac chan la e khong co thai k a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?
Ẩn